Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo hài hoà lợi ích các bên

Sáng 14/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và VCCI đã tổ chức Hội thảo “Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 95 và 83 về kinh doanh xăng dầu”.
Phát hiện Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm thời gian bán hàng và sử dụng cột đo có tem kiểm định hết hiệu lực Vĩnh Long: Xử phạt 02 doanh nghiệp vi phạm trong kinh doanh xăng dầu Hà Nội: Một cửa hàng xăng dầu dùng giấy chứng nhận hết hạn Khảo sát tình hình nguồn cung tại Chi nhánh xăng dầu Hà Nam

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Dự thảo sửa đổi, bổ sung quy định về: công thức giá, phương thức điều hành giá xăng dầu, thời gian điều hành/công bố giá, mức chiết khấu tối thiểu trong kinh doanh xăng dầu, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu…

Theo kế hoạch, Ban tổ chức mời 100 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến dự. Tuy nhiên, trong sáng 14/2, đã có hơn 300 doanh nghiệp đến từ hơn 50 tỉnh, thành của cả nước đến dự Hội thảo.

Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo hài hoà lợi ích các bên
Hội thảo thu hút 300 doanh nghiệp đến từ 50 tỉnh, thành phố cả nước

Tại Hội thảo, ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định, Hội thảo được tổ chức nhằm lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp để sửa đổi Nghị định kinh doanh xăng dầu sao cho phù hợp nhất với bối cảnh thế giới, bối cảnh kinh tế xã hội trong nước, sát với các biến động thị trường và đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước nhưng phải làm sao tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, hài hòa lợi ích doanh nghiệp, người dân

Xăng dầu là mặt hàng rất quan trọng, nhạy cảm, ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh, là đầu vào quan trọng của nền kinh tế, đầu vào cho mục tiêu kiểm soát CPI. Đây cũng là lý do mặt hàng xăng dầu luôn nhận được quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

Trong điều hành giá xăng dầu, cơ quan điều hành luôn phải đảm bảo mục tiêu làm sao đáp ứng được nguồn cung xăng dầu, đồng thời đảm bảo giá xăng dầu phải góp phần kiểm soát CPI. Câu chuyện quản lý luôn đặt ra bài toán cạnh tranh và thị trường.

Cũng theo Vụ trưởng Trần Duy Đông, năm 2022 thị trường diễn biến khác biệt, biến động chính trị tác động đến thị trường năng lượng, gồm cả giá cả và nguồn cung, gây đứt gãy cục bộ, ảnh hưởng cung cầu, giá cả với tần suất lớn... đặt ra thách thức trong kinh doanh bài toán quản trị cực khó, cũng như ứng xử, quản trị chính sách đảm bảo tính điều hành linh hoạt.

“Việc xây dựng dự thảo là cơ hội để tư duy, nhìn nhận lại cách thức điều hành mặt hàng xăng dầu, công cụ quản lý của Nhà nước, quan hệ cung cầu, cạnh tranh. Nhà nước nên can thiệp đến đâu hay để thị trường tự quyết định. Mục tiêu là để thị trường đạt được mục tiêu cao nhất là đảm bảo cung cầu xăng dầu, kiểm soát CPI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh và cộng đồng doanh nghiệp phát triển”, ông Trần Duy Đông nhấn mạnh và cho rằng, các phương án đưa ra mang tính tham khảo lựa chọn, chưa phải là tối ưu, cũng không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu, và không chạy theo giải quyết vấn đề mang tính tình thế, mà sẽ hướng tới quản lý bền vững. Vì vậy, Hội thảo góp ý ngày hôm nay là dịp để Bộ Công Thương thực sự lắng nghe, ý kiến phản biện để làm sao thị trường xăng dầu đạt được mục tiêu trên.

Sửa đổi Nghị định về kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo hài hoà lợi ích các bên
Ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, quan điểm trong việc soạn thảo dự thảo Nghị định lần này, cần nhất quán quan điểm về cạnh tranh bình đẳng, tự do kinh doanh và công khai minh bạch

Nhấn mạnh quan điểm nhất quán trong sửa đổi dự thảo phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng và minh bạch, Phó Tổng thư ký kiêm trưởng Ban pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho rằng việc áp dụng mệnh lệnh hành chính chỉ là giải pháp tình thế.

Như việc vừa qua cơ quan quản lý nhà nước xử lý nghiêm trước tình trạng cây xăng đóng cửa, ông Tuấn cho rằng đây là giải pháp tình thế nếu như không giải quyết bài toán chi phí, thuế, tiến tới thị trường thì mới hiệu quả, trong khi thực tế doanh nghiệp đang kinh doanh lỗ.

“Tôi nghe doanh nghiệp kể rằng vài chục năm qua chưa bao giờ có chuyện phải lỗ vẫn phải bán, bỏ tiền nhà ra để duy trì bán hàng. Đó là khó khăn của doanh nghiệp”, ông Tuấn nói và nhấn mạnh thêm rằng, thể chế cần phải tạo động lực cho doanh nghiệp muốn bán hàng, muốn cạnh tranh lành mạnh. Do đó, việc xây dựng, sửa đổi Nghị định cần đáp ứng nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp.

"Chúng tôi cho rằng, về quan điểm trong việc soạn thảo dự thảo Nghị định lần này, cần nhất quán quan điểm về cạnh tranh bình đẳng, tự do kinh doanh và công khai minh bạch. VCCI tin rằng khi mà đáp ứng yêu cầu này thì sẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, người dân", ông Đậu Anh Tuấn nói.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Họp Ban Chỉ đạo Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG)

Họp Ban Chỉ đạo Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG)

Chiều16/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An chủ trì cuộc họp lần thứ 7 Ban Chỉ đạo Nhóm đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG).
Hải Dương cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, có tính chất “dẫn đường”

Hải Dương cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mới, có tính chất “dẫn đường”

Hải Dương là nơi giao thoa của 3 vùng kinh tế vì vậy cần ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao, có tính chất “dẫn đường” như sản xuất chíp, bán dẫn, rô bốt, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới… Đồng thời, quan tâm phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống và dược phẩm gắn với vùng nguyên liệu nhằm hình thành chuỗi giá trị nông sản khép kín...
Bộ Công Thương giải đáp các kiến nghị của 36 nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo

Bộ Công Thương giải đáp các kiến nghị của 36 nhà đầu tư dự án năng lượng tái tạo

Liên quan đến kiến nghị của 36 nhà đầu tư các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) vừa có giải đáp.
Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023”

Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023”

Văn phòng Ban Chỉ đạo Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương sẽ chính thức phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023” vào ngày mai - 17/3.
Giải pháp phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Giải pháp phát triển ngành điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Điện gió ngoài khơi là cơ hội kép cho Việt Nam, cùng với việc cung cấp nguồn năng lượng xanh thì còn hỗ trợ Việt Nam đạt được cam kết tại Hội nghị COP26 nhằm đưa phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Sắp diễn ra Giải chạy hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Sắp diễn ra Giải chạy hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2023

Giải chạy hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2023 với sự tham dự của hơn 1.000 vận động viên chuyên và không chuyên sẽ được diễn ra vào sáng thứ bảy ngày 18 tháng 3 tại phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Khởi động chiến dịch Giờ Trái Đất 2023

Khởi động chiến dịch Giờ Trái Đất 2023

UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 174/KH-SCT về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng đêm sự kiện chiến dịch Giờ trái đất, tiết kiệm điện năm 2023.
Điều chỉnh giá điện phải tính toán, cân nhắc tác động đến lạm phát

Điều chỉnh giá điện phải tính toán, cân nhắc tác động đến lạm phát

EVN cần bám sát, tuân thủ thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận