Sửa quy định danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 45/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2021/TT-BCT quy định về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu do Bộ Công Thương quản lý.

Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 4 về danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu.

Theo đó, khoáng sản xuất khẩu là khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp, đã qua quá trình chế biến, có tên trong Danh mục chủng loại và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sau đây:

Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc trong nước: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng tương ứng tại Phụ lục 1 Thông tư này, gồm: Quặng titan; Quặng tinh bismut; Quặng tinh niken; Tổng các (ôxit, hydroxit, muối) đất hiếm; Quặng fluorit; Bột barit; Đá hoa trắng; Quặng graphit; Bột mica (muscovit mica); Quặng tinh diatomit (bột hóa thạch silic).

Đối với khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu:

Trường hợp gia công hàng hóa (chế biến) cho thương nhân nước ngoài: Chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau chế biến thực hiện theo hợp đồng gia công đã ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng gia công tuân thủ theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương.

Sửa quy định danh mục chủng loại, tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản xuất khẩu

Trường hợp khoáng sản đã qua chế biến từ nguồn gốc nhập khẩu ngoài trường hợp nêu trên: Danh mục chủng loại và tiêu chuẩn chất lượng khoáng sản tương ứng tại Phụ lục 2 Thông tư này, gồm các loại quặng titan: Quặng tinh ilmenit, Bột zircon, Quặng tinh zircon, Quặng tinh rutil, Quặng tinh monazit, Quặng đuôi hỗn hợp, Quặng đuôi zircon và Xỉ titan các loại.

Thương nhân xuất khẩu khoáng sản được lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành để đánh giá về chủng loại, chất lượng khoáng sản xuất khẩu.

Trách nhiệm quản lý

Bên cạnh đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 6 về trách nhiệm quản lý. Theo đó, UBND cấp tỉnh tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn, phối hợp với Bộ Công Thương trong công tác quản lý xuất, nhập khẩu khoáng sản.

Tổng cục Hải quan phối hợp với Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), UBND các tỉnh có liên quan trong việc cung cấp thông tin, kiểm soát hoạt động nhập khẩu, chế biến và xuất khẩu khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu theo quy định của Thông tư này và pháp luật về ngoại thương.

Sở Công Thương nơi thương nhân có cơ sở chế biến đóng trên địa bàn tỉnh chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan thực hiện việc giám sát, kiểm tra tính phù hợp về thực hiện hoạt động chế biến và xuất khẩu đối với khoáng sản có nguồn gốc nhập khẩu của thương nhân trên cơ sở báo cáo của thương nhân và pháp luật có liên quan, đảm bảo khoáng sản chế biến, xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, có cơ sở chế biến hoặc cơ sở thuê chế biến phù hợp với loại khoáng sản, chất lượng và tỷ lệ thu hồi sản phẩm sau chế biến và xuất khẩu; kịp thời báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh để xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm chế độ báo cáo, gian lận thương mại, cơ sở chế biến khoáng sản không đáp ứng quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh đối với khoáng sản nhập khẩu.

Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền việc chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan; xử lý các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu khoáng sản.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 15/2/2024.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Bộ Công Thương: Người dân không cần lo lắng, tích trữ quá nhiều hàng hoá

Tính đến 19h ngày 7/9/2024, theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu lương thực, thực phẩm, xăng dầu cơ bản đảm bảo. Các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục bám sát, cập nhật tình hình để có chỉ đạo.
Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Siêu thị tăng dự trữ, cung ứng dồi dào, đáp ứng nhu cầu người dân

Đánh giá nhu cầu mua hàng của người dân tăng cao khi mưa bão lớn, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 2-3 lần so với trước.
Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Hà Nội: Bảo đảm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu trong mọi tình huống

Sở Công Thương Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4300/SCT-KHTCTH yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án bảo đảm an toàn trong cung ứng, sử dụng điện cũng như cung ứng hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Bộ Công Thương triển khai công tác ứng phó bão số 3 với phương châm “04 tại chỗ”

Thực hiện Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 5/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của siêu bão Yagi, sáng ngày 6/9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp với Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia NSMO cùng các đơn vị về các công tác phòng chống bão.
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bảo đảm nguồn cung hàng hóa trên địa bàn một số địa phương phía Bắc chịu ảnh hưởng của bão số 3 năm 2024

Bộ Công Thương yêu cầu các Sở Công Thương: Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa trên địa bàn triển khai tốt kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu; rà soát các khu vực có nguy cơ bị chia cắt do mưa, lũ để có phướng án cụ thể đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, nước uống cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.
Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Xuất nhập khẩu hàng hoá 8 tháng đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7%

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận