Tàng trữ, sử dụng hung khí tự chế để giải quyết mâu thuẫn sẽ bị xử lý như thế nào

Thời gian gần đây, xuất hiện nhiều nhóm đối tượng, nhóm thanh, thiếu niên tàng trữ, sử dụng hung khí tự chế có gắn dao, kiếm, mã tấu để giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cộng, thậm chí có vụ gây thương tích nặng nề. Câu hỏi đặt ra là: hành vi tàng trữ, sử dụng hung khí tự chế để giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cộng và gây thương tích sẽ bị xử lý cụ thể như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau: Đối với các hành vi tàng trữ, sử dụng hung khí tự chế có gắn dao: Tại Điều 134 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác", trong đó tại điểm a khoản 1 điều này quy định "Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% mà dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm" và tại khoản 6 điều này quy định "Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm". Đồng thời, tại Điều 318 Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định "Tội gây rối trật tự công cộng", trong đó, tại khoản 2 điều này quy định phạm tội có tổ chức, dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Tàng trữ, sử dụng hung khí tự chế để giải quyết mâu thuẫn sẽ bị xử lý như thế nào
Ảnh minh hoạ

Đối với hành vi tàng trữ, sử dụng kiếm, mã tấu: Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thì kiếm, mã tấu là vũ khí thô sơ. Hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí thô sơ bị xử lý theo quy định tại Điều 306 Bộ Luật hình sự về "Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các vũ khí khác có tính năng tác dụng tương tự".

Trường hợp chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định hành vi "Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ".

Hiện nay, tình trạng nhiều đối tượng, nhất là các nhóm thanh, thiếu niên tàng trữ sử dụng dao có tính sát thương cao (dao được hoán cải...), kiếm, mã tấu để gây án, giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích chiếm tỷ lệ rất lớn, gây bức xúc trong dư luận xã hội; do đó, Bộ Công an đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo hướng bổ sung "dao có tính sát thương cao" là vũ khí thô sơ. Trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người trái pháp luật thì được xác định là vũ khí quân dụng để xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật này.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận