Thanh minh trong tiết tháng Ba

Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, từ xa xưa Tết Thanh minh đã trở thành một ngày lễ quan trọng, thiêng liêng đối với người dân Việt Nam.

Thanh minh là từ Hán Việt, có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ. Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm và được người phương Đông coi là một lễ tiết. Theo ước lệ, Tiết Thanh minh bắt đầu từ ngày 4 - 20/4 dương lịch (khoảng tháng 3 âm lịch, tháng 2 nhuận). Tết Thanh minh có ý nghĩa quan trọng về văn hóa và tinh thần của người Việt, ẩn chứa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Thanh minh trong tiết tháng Ba
Ảnh minh hoạ

Người ta gọi Thanh minh trong tiết trời xuân bởi dịp này tiết mưa xuân thường ẩm nồm khiến cỏ cây mọc nhanh, xanh tốt, mộ phần cũng vì thế mà rậm rạp hơn. Người ta đi tảo mộ sẽ dọn dẹp, phát quang xung quanh mộ phần và làm cỏ sạch sẽ. Khi những cơn mưa qua làm đất trôi nhiều khiến mộ phần xơ xác người ta đi tảo mộ là để đắp thêm đất cho mộ. Ngày nay, mộ đất không còn, thay vào đó là gạch ngói ốp lát sạch sẽ tinh tươm, người đi tảo mộ sẽ dọn dẹp và phát quang cỏ dại xung quanh để tránh các loại con vật làm tổ gây hại đến mộ phần. Sau đó, là đốt vàng mã, thắp hương, cắm hoa.

Tết Thanh minh là Tết tảo mộ, theo truyền thống, đại gia đình đầy đủ các thành viên sẽ cùng ra mộ viếng thăm người thân đã khuất của mình. Ngày Tết Thanh minh không có chỗ cho sự u buồn hay đau xót, mà tất cả mọi người đều cùng tri ân, tưởng nhớ người đã khuất với thái độ kính cẩn, mong cho người đã khuất an nghỉ thanh thản và người còn sống lạc quan hướng tới tương lai phía trước.

Trong ngày này, mọi người cũng thường kể lại những câu chuyện, những kỷ niệm về người thân đã khuất của mình. Trẻ nhỏ được theo người lớn ra nghĩa trang thăm mộ tổ tiên, nhắc nhở con cháu, để con cháu biết về nguồn gốc của mình. Và rồi, cả nhà cùng ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.

Tết Thanh minh ở mỗi vùng miền một khác, tuy nhiên nó vẫn mang một ý nghĩa chung là tưởng nhớ về người thân, tổ tiên ông bà của mình. Là ngày để con cháu thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mình.

Khi đi tảo mộ ngày Tết Thanh minh, các gia đình cần sắm sửa lễ vật chu đáo, nhưng quan trọng hơn cả là thành tâm. Có thể dâng lễ chay hoặc lễ mặn tùy từng gia đình. Các lễ vật gồm có: Hương, đèn, chè, quả, rượu, nước trong, trầu cau và tiền vàng. Lễ chay gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối. Tùy theo phong tục địa phương mà có điều chỉnh phù hợp, nhưng nhà chùa khuyên người dân tránh dâng cúng những đồ sát sinh trong Tết Thanh minh.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Hành trình về nguồn hướng tới 73 năm truyền thống ngành Công Thương

Hành trình về nguồn hướng tới 73 năm truyền thống ngành Công Thương

Hướng tới kỷ niệm 73 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam (14/5/1951-14/5/2024), Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) phối hợp cùng Ban Thường vụ Huyện Đoàn Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) và các Đoàn viên, thanh niên xã Minh Thanh (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Công Thương, tỉnh Tuyên Quang.
Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số

Văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc có những món ăn độc đáo và thú vị, những sản vật tự nhiên, hương liệu từ thiên nhiên đã hình thành món ăn đặc trưng của ẩm thực vùng cao của vùng núi phía Bắc.
Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cấp phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đồng loạt diễn ra giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đồng loạt diễn ra giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen 2024

Tối 11/5, tại Sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024, kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người, kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An, 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5

Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15/5

Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là một tổ chức dành cho thiếu niên, thiếu nhi do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng sáng lập vào ngày 15/5/1941.
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024

Bộ Văn hoá thể thao và du lịch đã ban hành Quyết định số 1311/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức "Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận