Thế giới chịu tổn thất ra sao từ các sự cố mất điện?

Hàng loạt vụ mất điện diện rộng đã xảy ra ở nhiều quốc ra trên thế giới vì nhiều nguyên nhân khác nhau, để lại những bài học đắt giá về công tác quản lý và vận hành mạng lưới điện.

Sự cố mất điện khiến Mỹ thiệt hại 6 tỷ USD

Đợt mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra ngày 24/8/2003 khi một đường điện cao thế tại Northern Ohio chập cháy do chạm phải những cây mọc quá cao.

Số người bị ảnh hưởng trong vụ mất điện này lên tới 50 triệu người, ở các bang New York, Michigan, và Ohio. Sự cố đã gây thiệt hại ước tính khoảng 6 tỷ USD.

Trăm triệu người Indonesia mất điện

Sáng 17/8/2005, sự cố kỹ thuật tại một loạt các nhà máy điện trên đảo Java (Indonesia) đã gây cúp điện trên diện rộng tại ít nhất 2 tỉnh là Tây Java, Banten, một phần đảo du lịch Bali và thủ đô Jakarta, ảnh hưởng đến hơn 120 triệu người sinh sống tại các khu vực trên.

Một hệ lụy của sự cố mất điện này là các vụ cháy nổ xảy trên khắp thủ đô của Indonesia khi người dân dùng nến để thắp sáng thay cho đèn điện trong điều kiện an toàn cháy nổ yếu kém.

Các nước châu Âu đồng loạt chìm trong bóng tối

Tối ngày 4/11/2006, thủ đô Paris của nước Pháp đột ngột chìm trong bóng đêm. Nhiều khu của bốn nước châu Âu khác cũng chịu cảnh ngộ tương tự.

Nguyên nhân sự cố được xác định là do trời đột ngột trở lạnh ở nước Đức, các máy sưởi đột ngột đồng loạt được sử dụng. Lưới điện bị mất cân đối và trên hai tuyến đường dây dẫn điện bị quá tải. Cầu dao của hệ thống năng lượng châu đã Âu tự ngắt để bảo vệ an toàn cho các thiết bị truyền tải, dẫn đến mất điện diện rộng.

Một phần tư dân số Brazil chìm trong bóng tối

Vào khoảng 22h ngày 10/11/2009, điện bị cúp đột ngột trên diện rộng ở Brazil so sét đã đánh trúng một trong năm đường dây điện cao thế.

Ước tính 50 triệu người ở chín bang, tức hơn một phần tư dân số Brazil, đã phải sống trong bóng tối. Sự cố điện tồi tệ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông và thông tin liên lạc Brazil.

Một nửa Ấn Độ tê liệt vì mất điện

Sự cố mất điện lịch sử tại Ấn Độ xảy ra vào chiều 30/7/2012 khi một hệ thống lưới điện miền Bắc bất ngờ ngừng hoạt động. Cuộc khủng hoảng đã lan sang miền Đông và Đông bắc Ấn Độ khi 2 hệ thống lưới điện khác cũng gặp sự cố.

The gioi chiu ton that ra sao tu cac su co mat dien?-Hinh-2

Màu đen thể hiện các khu vực bị mất điện, gồm cả thủ đô New Delhi, ở Ấn Độ ngày 30/7/2012. Ảnh: WSWS.

Sự cố mất điện được coi là lớn nhất thế giới này đã khiến 670 triệu người, tương đương với hơn một nửa dân số Ấn Độ bị ảnh hưởng.

Pakistan mất điện cả nước

Sáng ngày 23/1/2023, hệ thống lưới điện Pakistan bị sập trên phạm vi cả nước trong vòng 12 giờ, gâyảnh hưởng tới gần 220 triệu dân, trong khi nhiệt độ ngoài trời chỉ khoảng 1 - 2 độ C.

Nguyên nhân sự cố được xác định là hệ thống đã gặp phải tình huống điện áp tăng vọt ở một số điểm khiến các trạm biến áp tự ngắt. Phản ứng của điều độ không kịp thời dẫn đến rã lưới, buộc tất cả các nhà máy điện phải dừng đột ngột.

Bài học từ các “thảm họa” mất điện

Theo các chuyên gia thuộc Liên minh các nhà khoa học có cùng mối quan tâm (UCS) của Mỹ, nguyên nhân mất điện diện rộng rất đa dạng, tập trung vào 4 dạng sau: Lỗi lưới phân phối; Lỗi đường truyền tải; Thiếu nguồn cung; Cắt điện an toàn công cộng và cắt điện theo kế hoạch.

Do sự cố truyền tải và phân phối là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất điện, nên các biện pháp củng cố cơ sở hạ tầng truyền tải, phân phối là điều cần quan tâm trước tiên. Hơn nữa, người ta cũng nên triển khai các nguồn năng lượng phân tán và lưới điện siêu nhỏ để có thể giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống truyền tải, phân phối lớn.

The gioi chiu ton that ra sao tu cac su co mat dien?-Hinh-3

Sự cố truyền tải và phân phối là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất điện. Ảnh: IEEFA.

Các nguồn năng lượng phân tán, chẳng hạn như năng lượng mặt trời áp mái, có thể giảm sự phụ thuộc vào hệ thống truyền tải và phân phối. Tuy nhiên, ngay cả với tất cả các biện pháp phân tán lưới điện này, đôi khi vẫn có thể bị mất điện. Và đối với những nơi không thể thiếu điện (các cơ quan quan trọng và khách hàng sử dụng các thiết bị y tế duy trì sự sống), phải có kế hoạch dự phòng. Đây là nơi các lưới điện siêu nhỏ cho các cơ sở quan trọng và hệ thống lưu trữ cộng với năng lượng mặt trời mái nhà có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc xây dựng một mạng lưới linh hoạt.

Mặt khác, phần lớn các hộ tiêu thụ điện lại không nằm ở nơi có lợi thế nguồn phát điện, điện năng lượng tái tạo lại không ổn định nên lưới điện phân tán cũng có nhiều nhược điểm về tính ổn định và giá thành.

Như vậy, cần thiết liên tục nâng cấp đảm bảo tính an toàn và liên tục của hệ thống cung cấp điện.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá dầu thế giới xuống mức đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới xuống mức đáy gần 9 tháng

Thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua. Ngoại trừ mặt hàng khí tự nhiên giá tăng 3,57% lên 2,2 USD/MMBtu, các mặt hàng còn lại đều lao dốc.
“Cơn đau đầu” của ngành hàng không châu Âu

“Cơn đau đầu” của ngành hàng không châu Âu

Sự cạnh tranh gay gắt bởi các hãng hàng không Trung Quốc và một số quốc gia khác đang là nguy cơ lớn đối với nhiều hãng hàng không tại "Lục địa Già".
Giá dầu suy yếu sau tín hiệu OPEC dỡ bỏ cắt giảm sản lượng

Giá dầu suy yếu sau tín hiệu OPEC dỡ bỏ cắt giảm sản lượng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến trái chiều trong tuần cuối tháng 8 (26-1/9).
Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Tăng cường hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Algeria, Tunisia

Ngày 28/8/2024, Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã chủ trì tổ chức buổi hội thảo, kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Algeria và Tunisia.
Nhóm tấn công Triều Tiên triển khai trojan MoonPeak trong chiến dịch tấn công mạng mới nhất

Nhóm tấn công Triều Tiên triển khai trojan MoonPeak trong chiến dịch tấn công mạng mới nhất

Một loại trojan truy cập từ xa (RAT) mới có tên MoonPeak đã được phát hiện, do một nhóm đối tượng tấn công hậu thuẫn bởi Triều Tiên triển khai trong chiến dịch tấn công mạng mới nhất.
Cảnh báo thủ đoạn khiến doanh nghiệp Việt dễ "mắc bẫy" khi giao thương quốc tế

Cảnh báo thủ đoạn khiến doanh nghiệp Việt dễ "mắc bẫy" khi giao thương quốc tế

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thủ đoạn của các đối tượng là mở tài khoản mạo danh các công ty có thật tại nước ngoài, liên hệ với các công ty, doanh nghiệp thương mại có nhu cầu xuất nhập khẩu tại Việt Nam để giao dịch.
Singapore điều chỉnh một số chính sách mới

Singapore điều chỉnh một số chính sách mới

Các cơ quan quản lý nhà nước, các công ty sản xuất cáp điện của Việt Nam và các thương nhân lưu ý cập nhật quá trình và nội dung thay đổi của các quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu của sở tại khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore.
Cảnh giác trước các hình thức lừa đảo liên quan đến bầu cử

Cảnh giác trước các hình thức lừa đảo liên quan đến bầu cử

Gần đây, những thông tin xoay quanh cuộc bầu cử đang trở thành tiêu điểm được nhiều người quan tâm theo dõi. Điều này vô tình trở thành cơ hội thuận lợi để các đối tượng xấu lợi dụng, thực hiện hành vi lừa đảo.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận