Thêm hai nước cấm xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tăng theo ngày
Ấn Độ cấm xuất khẩu cám gạo trích ly mã số HS 2306 Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng hơn 28%, thu về 2,4 tỷ USD Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, thị trường thế giới đối diện với nguy cơ tăng giá |
Ngày 29/7, Bộ Kinh tế Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) cũng quyết định dừng xuất khẩu gạo trong 4 tháng. Lệnh cấm có hiệu lực từ 28/7, áp dụng cho tất cả các loại gạo, bao gồm gạo lứt, gạo xay xát hoàn toàn hoặc một phần và gạo tấm.
UAE cũng cấm tái xuất khẩu gạo được nhập từ Ấn Độ sau ngày 20/7. Các doanh nghiệp muốn xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo sẽ phải xin phép Bộ Kinh tế. Nếu được thông qua, giấy phép của họ sẽ có hiệu lực trong 30 ngày.
UAE phải nhập khẩu 90% lương thực mỗi năm. Các siêu thị và nhà cung cấp gạo tại UAE dự báo quyết định trên sẽ khiến giá tăng lên, dù chỉ là tạm thời. Năm 2022, giá lương thực tăng cao đã gây sức ép lên UAE và các nước khác tại Vùng Vịnh.
Thêm hai nước cấm xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tăng theo ngày |
Ngoài UAE, Chính phủ Nga cũng tạm thời cấm xuất khẩu gạo thô và gạo đã qua chế biến, sẽ có hiệu lực cho đến 31/12/2023. Quyết định được đưa ra để duy trì sự ổn định trên thị trường nội địa.
Lệnh cấm này không áp dụng với các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á - Âu cũng như Abkhazia và Nam Ossetia. Bên cạnh đó, gạo vẫn có thể được gửi ra nước ngoài vì mục đích nhân đạo.
Quyết định của UAE và Nga được đưa ra chỉ một tuần sau khi Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cấm bán ra quốc tế các loại gạo không phải là Basmati (một loại gạo phổ biến tại Nam Á) để bình ổn giá trong nước.
Giá gạo Việt Nam tăng từng ngày
Giá gạo Việt Nam đã tăng từng ngày kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (phi Basmati).
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 28/7 đã đạt 563 USD/tấn, trong khi trước đó 1 ngày, giá gạo 5% xuất khẩu của Việt Nam đạt 558 USD/tấn và giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 26/7 là 548 USD/tấn.
Đối với gạo 25% tấm, nếu như ngày 26/7, giá gạo của Việt Nam đạt 528 USD/tấn thì bước sang ngày 27/7, giá gạo 25% tấm của Việt Nam đã đạt 538 USD/tấn và ngày 28/7 là 543 USD/tấn.
Như vậy, sau những diễn biến mới trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chính thức lập kỷ lục "mỗi ngày tăng một giá".
Trong khi đó, tại thị trường nội địa, giá nhiều loại lúa, gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng thêm từ 100-200 đồng/kg so với cách nay khoảng 1 tuần.
Hiện lúa tươi IR 50404 và OM 5451 vụ hè thu 2023 được nông dân tại nhiều nơi bán với giá 6.700-6.900 đồng/kg, trong khi trước đây ở mức 6.500-6.800 đồng/kg.
Giá lúa tươi OM 4900, OM 18, Nàng Hoa 9 và Ðài Thơm 8 cũng tăng từ 6.800-7.100 đồng/kg, lên 6.900-7.200 đồng/kg. Mức giá này đang cao hơn từ 1.000-1.400 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2022.
Tương tự Việt Nam, giá gạo xuất khẩu tại Thái Lan cũng tăng tương tự.
Hiện, các thị trường Trung Quốc, Philipiness, Indonesia đều hướng nhập khẩu về thị trường Việt Nam. Số liệu từ Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm xuất khẩu gạo đạt hơn 4,83 triệu tấn, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 18,7% về lượng và tăng 29,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.