Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7

Bộ Nội vụ vừa có văn bản gửi Bộ LĐ-TB&XH thống nhất về thời điểm tăng lương tối thiểu năm 2024 vào ngày 1/7, trùng với thời điểm cải cách tiền lương khu vực nhà nước. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ LĐ-TB&XH rà soát việc điều chỉnh lương tối thiểu phải bảo đảm theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019.

Cụ thể, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7
Ảnh minh họa

Trước đó, cuối tháng 3/2024, Bộ LĐTBXH đã xây dựng dự thảo Nghị định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Bộ LĐTBXH đề xuất mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng.

Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất Chính phủ điều chỉnh các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:

Vùng I: 4.960.000 đồng/tháng;

Vùng II: 4.410.000 đồng/tháng;

Vùng III: 3.860.000 đồng/tháng;

Vùng IV: 3.450.000 đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu vùng nêu trên tăng từ 200.000-280.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 6%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu này cao hơn khoảng 2% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2024 để cải thiện cho người lao động; dự kiến cơ bản bảo đảm mức sống tối thiểu năm 2025.

Mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng từ 1-7-2024 có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ LĐTBXH cũng đề xuất mức lương tối thiểu theo giờ được điều chỉnh tăng theo 4 vùng là:

Vùng I: 23.800 đồng/giờ;

Vùng II: 21.200 đồng/giờ;

Vùng III: 18.600 đồng/giờ;

Vùng IV: 16.600 đồng/giờ.

100% thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất và khuyến nghị Chính phủ điều chỉnh tăng lương tối thiểu tháng và lương tối thiểu giờ như trên.

"Việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu tháng và bổ sung mức lương tối thiểu giờ sẽ góp phần hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam, tăng tính tương thích với các điều ước quốc tế và Việt Nam đang đề xuất gia nhập" - Bộ LĐTBXH cho hay.

Theo Bộ LĐTBXH, đối với người lao động hiện nay đang hưởng mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì được điều chỉnh lại để bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu mới. Đối với người lao động đã được trả lương bằng hoặc cao hơn đối với mức lương tối thiểu mới thì việc điều chỉnh thực hiện theo các cam kết, thỏa thuận của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Quy định mới về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy

Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2025/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành.
Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Đề xuất sửa đổi quy định về quản lý mỹ phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều và phụ lục kèm theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý mỹ phẩm.
Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Các mức xử phạt vi phạm ATTP đối với cơ sở thức ăn đường phố

Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, thức ăn đường phố luôn tiềm ẩn nguy cơ mất ATTP. Vì vậy, cần sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh.
Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm trong khu lễ hội, xử lý như thế nào?

Dịch vụ ăn uống trong mùa lễ hội mang tính chất thời vụ nên không được đầu tư đầy đủ, thường thiếu chuyên nghiệp, và xuất hiện nhiều hộ kinh doanh cá thể, thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Bên bán điện phải bảo đảm tính chính xác của chỉ số đo điện năng đã ghi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2025/NĐ-CP ngày 8/02/2025 quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực liên quan đến hoạt động mua bán điện và tình huống bảo đảm cung cấp điện.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận