Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương

Sáng 7/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024 trực tuyến với 63 địa phương.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ cho tháng 10 và quý IV còn rất nặng nề trong bối cảnh quốc tế, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự phiên họp có các các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, bí thư, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhà nước.

Báo Chính phủ cho biết, phiên họp tập trung thảo luận về công tác chỉ đạo, điều hành, tình hình kinh tế-xã hội quý III, 9 tháng và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 10, quý IV năm 2024, thời gian tới để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chúng ta đã đi qua 3/4 chặng đường của năm 2024, được xác định là năm tăng tốc, bứt phá trong thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025, cũng là năm gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

Về bối cảnh trong tháng 9 và từ đầu năm, Thủ tướng đánh giá tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nổi lên là cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang ở Ukraine, Trung Đông và nhiều nơi. Giá vàng, xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải quốc tế biến động mạnh; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu phục hồi chậm. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là già hoá dân số, cạn kiệt tài nguyên, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng diễn biến phức tạp. Khoa học công nghệ, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là xu thế lớn nhưng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức.

Ở trong nước, nền kinh tế tiếp tục chịu "tác động kép" của những yếu tố bất lợi từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài; trong khi đó, nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, quy mô còn khiêm tốn, độ mở cao, sức chống chịu, khả năng cạnh tranh hạn chế. Đặc biệt, cơn bão số 3 gây hậu quả nặng nề tại các địa phương phía bắc.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương- Ảnh 2.

Cuộc họp được kết nối trực tuyến với 63 địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương đã nỗ lực vượt bậc, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp đề ra với phương châm "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", "chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nỗ lực và quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước; 9 tháng năm 2024 tốt hơn 9 tháng của năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Tăng trưởng phục hồi mạnh, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Phản ứng chính sách, hành động của các bộ, ngành, địa phương là một điểm sáng, điểm nhấn của quý III và tháng 9, nhất là trước bão lũ vừa qua, các địa phương đã ứng phó và phục hồi nhanh.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể thao, y tế, giáo dục được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, phát huy, tinh thần "tương thân, tương ái" được thể hiện rõ.

Quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên.

Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực, do nhiều nguyên nhân như tình hình kinh tế thế giới còn bấp bênh, hậu quả bão số 3, những vướng mắc, bất cập về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách, cải cách hành chính còn những rào cản, đời sống một bộ phận người dân, nhất là sau bão lũ còn khó khăn…

Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ cho tháng 10 và quý IV còn rất nặng nề trong bối cảnh quốc tế, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức; do đó, phải bám sát, đánh giá chính xác tình hình, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tranh thủ các thời cơ phát triển, các thị trường, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, khắc phục hậu quả bão số 3, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, nhất là thể chế huy động nguồn lực.

Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, trong đó mục tiêu quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu đánh giá tình hình, chia sẻ những ấn tượng, cảm xúc, những băn khoăn, trăn trở về kết quả, thành tựu và tồn tại, hạn chế trong 9 tháng đầu năm; phân tích nguyên nhân của kết quả, thành tựu và tồn tại, hạn chế, cả nguyên nhân khách quan và chủ quan; rút ra những bài học kinh nghiệm; phân tích, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới và đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách thời gian tới, trong đó việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp tỉnh, xã, chính sách tiền tệ và tài khóa thúc đẩy tăng trưởng, không để thiếu điện, năng lượng, quan hệ thương mại với Hoa Kỳ...
Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Ngày 3/3/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký, ban hành Quyết định số 599/QĐ-BCT về việc bổ nhiệm đồng chí Trần Hữu Linh - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước.
Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Chiều ngày 19/2, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Hội thảo Vương quốc Anh gia nhập CPTPP - Ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Hội thảo, Bộ Công Thương và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len tại Việt Nam đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy công tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận