Thúc đẩy đầu tư tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam
Tham dự hội thảo có ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững Bộ Công Thương; ông Chu Bá Thi – Chủ nhiệm dự án, chuyên gia năng lượng cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; bà Prajakta Ajit Chitre – đồng chủ nhiệm dự án, đại diện Ngân hàng Thế giới; cùng đại diện các ngân hàng thương mại, các tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội ngành công nghiệp và các doanh nghiệp công nghiệp, các công ty dịch vụ năng lượng, các nhà cung cấp thiết bị tiết kiệm năng lượng…
Ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững |
Tại hội thảo, ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bển vững, Bộ Công Thương, cho biết trong thời gian qua với những nỗ lực tích cực của Ngân hàng Thế giới, Bộ Công Thương đã và đang triển khai xây dựng nhiều chương trình dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thị trường đầu tư vào tiết kiệm năng lượng, tăng cường năng lực cho các bên liên quan, tạo diễn đàn cho các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm hợp tác để áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp.
Với mong muốn cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp để đóng góp vào mục tiêu chung của quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cũng như mục tiêu giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo tồn tài nguyên năng lượng quốc gia, Bộ Công Thương đã phối hợp với WB xây dựng Dự án thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam.
Cũng theo ông Trịnh Quốc Vũ, hội thảo là cơ hội để Bộ Công Thương và WB cung cấp đầy đủ các thông tin về giải pháp đầu tư tiết kiệm năng lượng, mô hình tài chính và bảo lãnh tín dụng trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam tới các doanh nghiệp công nghiệp, ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc triển khai thực hiện đồng bộ và quyết liệt các chương trình, dự án sẽ giúp cung cấp nguồn tài chính, giúp xóa bỏ các rào cản về mặt kỹ thuật để các đơn vị thực hiện các dự án đầu tư vào các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Hội thảo nhằm giới thiệu các giải pháp đầu tư tiết kiệm năng lượng, mô hình tài chính và bảo lãnh tín dụng trong khuôn khổ Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam |
Tại hội thảo, Ban Quản lý dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam đã chia sẻ tình hình tiêu thụ năng lượng tại Việt Nam; các chính sách tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp tại Việt Nam; chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2019 – 2030.
Về Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp Việt Nam gồm 2 hợp phần: Hợp phần 1 – Vận hành Quỹ Chia sẻ rủi ro (RSF); Hợp phần 2 – Hỗ trợ kỹ thuật. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2022 đến năm 2026. Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là doanh nghiệp công nghiệp, các tổ chức tài chính tham gia dự án, các công ty cung cấp dịch vụ năng lượng, các nhà cung cấp thiết bị năng lượng…
Đại diện Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã giới thiệu về Quỹ Chia sẻ rủi ro (RSF) với các nội dung: Cơ chế quản lý Quỹ Chia sẻ rủi ro (RSF); lợi ích của các ngân hàng khi tham gia RSF; lợi ích của các doanh nghiệp công nghiệp và các công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) khi tham gia Dự án; quy trình phê duyệt phát hành bảo lãnh RSF; điều kiện được cấp bảo lãnh Quỹ Chia sẻ rủi ro; quy trình phối hợp giữa các ngân hàng và các doanh nghiệp thực hiện RSF.
Bên cạnh đó là các tham luận về kinh nghiệm quốc tế triển khai chương trình bảo lãnh cho các dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng (cụ thể là Quỹ chia sẻ rủi ro một phần của Ấn Độ); thực tiễn, kinh nghiệm cho vay các dự án tiết kiệm năng lượng tại BIDV; các giải pháp TKNL trong lĩnh vực công nghiệp và kinh nghiệm thực tiễn về việc áp dụng các giải pháp TKNL trong doanh nghiệp công nghiệp...
![]() |
Tại hội thảo, các phiên thảo luận đã diễn ra sôi nổi, nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến dự án, cơ chế tài chính... đã được ban tổ chức, các chuyên gia, đại diện các ngân hàng chia sẻ, giải đáp cụ thể.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Australia chấm dứt điều tra chống bán phá giá với ống đồng Việt Nam

Bộ Công Thương luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu

Mỹ tăng nhập khẩu tôm và cơ hội cho ngành tôm Việt ở những tháng cuối năm

Người dân Australia thích thú thưởng thức nước dừa đóng hộp của Việt Nam

Việt Nam tham dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN với quy mô lớn nhất, sau nước chủ nhà Trung Quốc

36 biển số ô tô "siêu đẹp" được đấu giá công khai trong ngày 21 và 22/9

Cơ hội để hàng Việt tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Khu vực Mỹ Latinh - thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóa Việt
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
