Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phát triển dịch vụ logistics tương xứng với tiềm năng

Ngày 11/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) và nhà tổ chức VINEXAD, với sự hỗ trợ tích cực của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam (VILOG) sắp được diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh (từ ngày 10-12/8/2023).
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phát triển dịch vụ logistics tương xứng với tiềm năng

Thiết lập hệ sinh thái logistic xanh

Đây là lần đầu tiên, tại Việt Nam có một triển lãm riêng biệt dành cho ngành kinh doanh dịch vụ logistics. Triển lãm VILOG 2023 sẽ diễn ra với 4 nhóm ngành hàng và dịch vụ chính như: Vận tải, giao nhận; dich vụ và thiết bị kho bãi/nhà xưởng; đóng gói và chuỗi cung ứng lạnh; ứng dụng công nghệ logistics. Với các nhóm ngành hàng và dịch vụ này thì hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đều có thể tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ.

Trong khuôn khổ triển lãm, bên cạnh 250 gian hàng về sản phẩm, dịch vụ logistics được giới thiệu đến người tham quan, VLA sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa đàm ý nghĩa liên quan đến các lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp logistics quan tâm hiện nay.

Đây sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ hàng và các bên liên quan khác giao lưu, hợp tác, tư vấn và lựa chọn các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp.

Phát biểu tại buổi giới thiệu triển lãm, ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho hay, Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam 2023 là một trong những hoạt động ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội. "VLA xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần triển khai thực hiện ngay nên Hiệp hội và Vinexad cùng tổ chức với sự hỗ trợ tích cực của Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)"- ông Minh nhấn mạnh.

Trước xu hướng số hóa và xanh hóa ngành dịch vụ logistics hướng tới phát triển bền vững, tại triển lãm lần này sẽ có rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ về công nghệ phục vụ cho ngành logistics. Ông Nguyễn Duy Minh chia sẻ thêm, VLA tin tưởng rằng, thông qua triển lãm các doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới; tìm ra giải pháp, áp dụng công nghệ số hóa trong việc cải tiến chất lượng dịch vụ, sản phẩm; thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics.

Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, phát triển dịch vụ logistics tương xứng với tiềm năng

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong những năm qua, ngành logistics Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với tốc độ bình quân từ 14 - 16% một năm, quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm. Số lượng các doanh nghiệp và chất lượng kinh doanh dịch vụ logistics ngày càng tăng lên, đóng góp không nhỏ đưa kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2021. Theo đánh giá của Agility năm 2022, xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.

Tuy vậy, ngành logistics Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu như chi phí logistics còn cao; thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau và với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xuất nhập khẩu; quy mô và tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam còn yếu, việc tiến ra thị trường nước ngoài còn chưa đáng kể…

Ông Trần Thanh Hải đánh giá, việc tổ chức Triển lãm Quốc tế logistics Việt Nam 2023 nhằm triển khai nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra, đây là một hoạt động không thể thiếu để ngành dịch vụ logistics Việt Nam đẩy mạnh xúc tiến, kết nối, giới thiệu mình với thế giới; là cơ hội lớn để các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong nước và quốc tế cũng như cộng đồng các nhà đầu tư, doanh nghiệp chủ hàng và các bên liên quan khác giao lưu, hợp tác, tư vấn và lựa chọn các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình logistics của doanh nghiệp.

“Tin tưởng với sự kết hợp giữa Hiệp hội quốc gia trong ngành logistics và một nhà tổ chức chuyên nghiệp với kinh nghiệm và hệ thống mạng lưới đối tác sâu rộng sẽ tạo nên một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn, giúp thúc đẩy ngành dịch vụ logistics Việt Nam phát triển xứng tầm với tiềm năng vốn có, đồng thời tạo tiếng vang kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ vận hành, đào tạo nhân lực, thiết lập hệ sinh thái xanh trong ngành logistics”- ông Hải nhấn mạnh.

Quy tụ nhiều thương hiệu quốc tế

Tính đến hiện tại, VILOG 2023 đã nhận được đăng ký tham gia từ hơn 150 doanh nghiệp với trên 200 gian hàng đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ: Bỉ, Canada, Đài Loan, Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hong Kong, Malaysia, Nga, Nhật Bản, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam, Ý.

Triển lãm ghi nhận sự tham gia của các thương hiệu lớn và lâu đời của Việt Nam trong ngành logistics như: Tân Cảng Sài Gòn - chuyên kinh doanh khai thác cảng, dịch vụ logistics và các ngành kinh tế biển…; VICONSHIP - sở hữu và khai thác hệ thống cảng lớn tại Hải Phòng và Đà Nẵng, với bãi container, dịch vụ kho vận và phân phối, vận tải container đường bộ...; VINAFCO - đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý kho hàng đầu Việt Nam với hơn 35 năm kinh nghiệm; RATRACO – chuyên dịch vụ vận tải container lạnh, vận chuyển đường sắt trong nước và quốc tế; VINATECH – nhà sản xuất, cung cấp giá kệ kho hàng, kệ siêu thị. Song song với đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp trong ngành hội chợ triển lãm như TRADELINKS cũng góp mặt tại VILOG năm nay.

Một trong những phân ngành được quan tâm nhất tại VILOG 2023 là ứng dụng công nghệ logistics. Những tiến bộ trong công nghệ ảnh hưởng đến tất cả chúng ta theo nhiều cách không thể đong đếm được; trong lĩnh vực logistics cũng vậy, công nghệ mới đang thay đổi nhanh chóng cách thức hoạt động kinh doanh. Với nhu cầu của người tiêu dùng về việc vận chuyển nhanh hơn, rẻ hơn và linh hoạt hơn, việc bắt kịp nhịp phát triển định hình ngành logistics ngày nay là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Trước làn sóng mua sắm trực tuyến ngày càng mạnh, đầu tư, ứng dụng công nghệ logistics được đánh giá là giải pháp giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao và mang lại nhiều tiện ích hơn cho người tiêu dùng trong thời gian tới.

Tại VILOG 2023, khách tham quan sẽ có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu các ứng dụng công nghệ logistics mới nhất; từ đó ứng dụng công nghệ vào khâu quản lý, lưu thông hàng hóa nhằm tăng cường năng lực vận chuyển, đón đầu nhu cầu tăng cao của thị trường và nâng tầm trải nghiệm của khách hàng.

Cùng VILOG năm nay là Triển lãm Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam (CBEE) sẽ đồng thời được tổ chức. Sự kiện kỳ vọng sẽ tích cực thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số nền kinh tế và sự phát triển của thương mại điện tử; đầu tư nước ngoài vào các chuỗi công nghiệp liên quan đến thương mại điện tử có lợi cho việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam nói chung và lĩnh vực logistics thương mại điện tử nói riêng.

Parcel Performance và iPrice Group đã tiến hành khảo sát 80.000 người tiêu dùng thương mại điện tử tại Singapore, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia vào năm 2019. Kết quả cho thấy yếu tố chính hiện đang hạn chế sự phát triển của thương mại điện tử tại các nước Đông Nam Á là dịch vụ logistics chuyển phát nhanh. Cuộc khảo sát cho thấy sự hài lòng của người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tỷ lệ thuận với thời gian giao hàng, thời gian giao hàng càng lâu thì sự hài lòng của khách hàng càng thấp. Trong 5 quốc gia được khảo sát, thời gian chuyển phát nhanh trung bình của Việt Nam dài tới 5,6 ngày, đứng thứ 2 về tốc độ, chỉ kém Malaysia 0,2 ngày, điều này cho thấy dư địa của dịch vụ chuyển phát nhanh của Việt Nam cần cải thiện rất nhiều.

Trong khuôn khổ triển lãm VILOG 2023, bên cạnh các hoạt động kết nối B2B thiết yếu, chuỗi hội thảo “mục tiêu kép” vừa thảo luận vừa kết nối về các chủ đề đáng quan tâm như “Xuất khẩu nông sản trực tuyến theo mô hình Buy-Ship-Pay”, “Chuỗi cung ứng lạnh”, và đặc biệt là toạ đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu” sẽ là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các diễn đàn, hội thảo chuyên đề nhằm cung cấp kiến thức thực tiễn và bài học kinh nghiệm bổ ích cũng như giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp tham dự.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu (NK) hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0,85%.
Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp này đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương được tổ chức nhằm mục đích tôn vinh những giá trị truyền thống, đề cao vị thế và tầm vóc của ngành Công Thương trong tiến trình hình thành, xây dựng và phát triển từ khi ra đời đến nay
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD

9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc đạt 9,26 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 3,4 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Bộ Công Thương trao các văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc

Sáng ngày 13 tháng 10 năm 2024, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 12 đến 14 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã trao 02 văn kiện hợp tác với Bộ Trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận