Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử vẫn là một thách thức

Đó là ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Thực thi về chiến lược chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trực tuyến và ngoại tuyến” do Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam phối hợp với Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan thành viên Chương trình hợp tác phòng chống xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ” tổ chức

Theo Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho cho biết, doanh số bán lẻ và thương mại điện tử tại Đông Nam Á đạt 124 tỷ USD vào năm 2023, dự kiến sẽ đạt 139 tỷ USD vào năm 2024 và tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2026 (đạt 162 tỷ USD).

Thương mại điện tử khu vực ASEAN trong những năm qua liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Việt Nam, được coi là một trong những nền kinh tế Internet phát triển nhanh nhất trong khu vực ASEAN.

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử vẫn là một thách thức
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử vẫn là một thách thức

Thương mại điện tử Việt Nam đã tăng từ 11 tỷ USD vào năm 2021 lên 16 tỷ USD vào năm 2023 và dự báo năm 2025 sẽ đạt 24 tỷ USD. Giá trị thị trường thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ đạt 60 tỷ USD vào năm 2030, đứng thứ hai chỉ sau Indonesia (160 tỷ USD), ngang bằng Thái Lan và Philippines.

Các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chiếm 70% doanh số bán lẻ trực tuyến trên toàn quốc với tổng doanh thu 1,75 tỷ USD tại Hà Nội và 2,3 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh.

Năm 2024, các nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam dự kiến đạt doanh thu và doanh số bán hàng vượt 12,5 tỷ USD, đánh dấu mức tăng 35% so với năm 2023.

Cùng với các sàn thương mại điện tử, loại hình thương mại kết hợp mạng xã hội tại Việt Nam dự kiến cũng sẽ tăng trưởng 38,8% hàng năm và đạt 4,53 tỷ USD vào năm 2024.

Ông Desmond Tan, Trưởng ban Sở hữu trí tuệ Đông Nam Á, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh cho hay, trong những năm gần đây, nền tảng thương mại điện tử có thể mang lại giá trị khoảng 14 tỷ USD. Không những thế, Đông Nam Á còn là một trong những khu vực thu hút rất nhiều nhà đầu tư lớn vào thương mại điện tử.

Ông Desmond Tan nhận xét, thương mại điện tử Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua và sẽ tiếp tục tăng khoảng 30% mỗi năm cho đến năm 2030. Điều này mở ra nhiều cơ hội lớn với các nền tảng thương mại điện tử.

Cũng với sự phát triển của thương mại điện tử, theo luật sư Yến những năm gần đây, hàng giả được bán tràn lan trên các kênh bán hàng trực tuyến và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN cũng gia tăng.

Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia khu vực ASEAN cho thấy, có tới 88% người tiêu dùng đã nhìn thấy hàng giả trên thị trường. Bên cạnh đó có tới 70% người tiêu dùng đã mua phải hàng giả. Đặc biệt cứ 4 người tiêu dùng thì có 1 người biết hàng đó không phải là hàng chính hãng.

Các chuyên gia cho rằng sàn thương mại điện tử trở thành một trong những kênh buôn bán của hàng giả tại ASEAN do việc kiểm soát hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ qua biên giới chưa được hiệu quả. Cùng với đó là sự phát triển phức tạp của thương mại xã hội, live streaming và việc áp dụng AI/ thực tế ảo gây khó khăn trong việc xác định người bán hàng giả trực tuyến…

Vấn đề hàng giả gia tăng không chỉ trên các sàn thương mại điện tử truyền thống mà còn trên các sàn thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như TikTok và Facebook, chuyên gia nêu thực tế.

Trưởng ban Sở hữu trí tuệ Đông Nam Á, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh nêu, với sự phát triển, ứng dụng mạnh mẽ của các mạng xã hội, thương mại mạng xã hội đã xuất hiện những sản phẩm hàng giả hàng nhái trên nền tảng thương mại điện tử, xuất hiện các loại hình tội phạm có tổ chức buôn bán hàng giả, hàng nhái trên nền tảng thương mại điện tử.

Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để xử lý, bảo vệ hệ sinh thái nền thương mại điện tử. Trên cơ sở đó xây dựng được niềm tin cho thương mại điện tử, giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cả trên môi trường trực tuyến cũng như ngoại tuyến ở Việt Nam và khu vực.

Bà Nguyễn Như Quỳnh, Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Trưởng ban thường trực Chương trình 68 khẳng định, quyền Sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự thịnh vượng toàn cầu. Vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử đặt ra một thách thức và là mối quan tâm với mỗi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Do đó, để thực thi tốt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử nói riêng có nhiều yếu tố quan trọng, trong đó nhận thức của các chủ thể liên quan, cơ quan quản lý, chủ thể quyền, chủ sàn và công chúng người tiêu dùng cần liên tục nâng cao bởi khi có nhận thức đầy đủ và đúng đắn sẽ có giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó cần có cơ chế phối hợp, phối hợp khối công- tư, giữa các chủ thể có liên quan, chủ sàn với chủ sở hữu, các hiệp hội và cơ quan nhà nước, với các tổ chức quốc tế, giữa quốc gia, các thành viên ASEAN là rất cần thiết để tăng thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg ngày 26/11/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 20/11/2024 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Dự báo CPI tháng 11/2024 tăng 0,15%

Dự báo CPI tháng 11/2024 tăng 0,15%

Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại dự báo, CPI bình quân cả năm sẽ không vượt quá 4% bởi nhiều yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Một số thông tin về thị trường rau quả

Một số thông tin về thị trường rau quả

Theo Trung tâm Công nghiệp và Thương mại Bộ Công Thương, sản lượng hầu hết các loại trái cây chủ lực của cả nước trong 10 tháng năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích cho thu hoạch tăng, như: sầu riêng tăng hơn 20%; xoài tăng 3,6%; cam tăng 2,3%.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025

Chiều 12/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao.
Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Báo cáo giải trình về kinh tế-xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Chiều 12/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, mong đợi, chia sẻ.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 115/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 về việc quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận