Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 69/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nghị định số 69/2023/NĐ-CP đã bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 của Nghị định số 159/2020/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.
Theo đó, người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên muốn được luân chuyển phải đạt các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt;
Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển;
Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển;
Còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác tính từ thời điểm luân chuyển; trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Quy định về từ chức, miễn nhiệm
Ngoài ra, Nghị định số 69/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung Điều 52, 53 Nghị định số 159/2020/NĐ-CP quy định về việc từ chức, miễn nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên.
Theo quy định mới, việc xem xét cho từ chức đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
Do hạn chế về năng lực hoặc không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
Để cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách xảy ra sai phạm nghiêm trọng;
Có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng;
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
Vì các lý do chính đáng khác của cá nhân.
Việc xem xét miễn nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện trong các trường hợp sau:
Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách mà cấp có thẩm quyền xác định là năng lực hạn chế, uy tín giảm sút;
Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một thời hạn bổ nhiệm;
Có trên 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định của Đảng;
Đối tượng, quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền;
Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm;
Người quản lý doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước là người đứng đầu để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
Cùng chuyên mục
Tin khác

Sửa đổi, bổ sung nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức

Tiếp tục xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN

Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc về thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Đề nghị lập chuyên án đấu tranh, xử lý buôn bán gia cầm nhập lậu

Thủ tướng ban hành quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng
Đọc nhiều / Mới nhận

150 doanh nghiệp Việt Nam - Israel kết nối giao thương trong lĩnh vực công-nông nghiệp, năng lượng

Bộ trưởng Công Thương: Hàng nông sản Việt Nam đã xuất khẩu vào 200/224 nước và vùng lãnh thổ
