Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày qua Lễ hội Lồng tồng

Cùng với cây đàn tính, những bài then, những làn điệu Shi, lượn, người Tày còn lưu giữ được nhiều nét sinh hoạt văn hoá thể hiện khát vọng trong tín ngưỡng về nông nghiệp, tiêu biểu là Lễ hội Lồng tồng, một trong những lễ hội độc đáo diễn ra vào tháng Giêng, ngay sau Tết Nguyên đán.
Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Giang năm 2023 tại Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử Phát động Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao và du lịch 9 nhóm chính sách tạo đột phá cho phát triển văn hóa

Lồng tồng (còn là lồng tông theo tiếng Tày, Nùng, hay lồng tộng theo tiếng Dao; Lùng tùng, theo tiếng Nùng), có nghĩa là "xuống đồng". Cũng như người Việt, từ xa xưa, đồng bào miền núi phía Bắc, nhất là các dân tộc Tày, Nùng đã sinh sống gắn bó với thiên nhiên, với bản làng, núi đồi, ruộng đồng và nương rẫy nên các phong tục, tập quán của họ luôn mang đậm nét văn hóa truyền thống. Lễ hội Lồng tồng được người dân nơi đây coi là lễ hội quan trọng bậc nhất, gắn liền với nông nghiệp trồng trọt, được tổ chức hàng năm nhằm gửi gắm những mong ước của con người.

Trước ngày tổ chức lễ hội Lồng tồng, các bản Tày chuẩn bị các công việc cho ngày hội như chuẩn bị lễ cúng thần linh bao gồm gà, xôi màu, hoa quả, tiền vàng, trầu cau, bánh... và chọn thửa ruộng gần trung tâm, ở nơi bằng phẳng thuận tiện cho tổ chức nghi thức xuống đồng, tổ chức hội thi cấy. Các bản cũng chọn chiếc cày đẹp, chắc khỏe, dán giấy màu, chọn con trâu tốt để thực hiện những đường cày đầu tiên của năm mới.

Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày qua Lễ hội Lồng tồng
Lễ hội Lồng tồng tại ATK Định Hoá - Thái Nguyên năm 2019 (Ảnh: IT)

Như nhiều lễ hội của các dân tộc khác, Lồng tồng có hai phần gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh với mục đích tạ ơn thần linh làm cho mùa màng bội thu. Mâm lễ được đặt trang trọng trên bàn giữa khu đất bằng ngay trên bờ ruộng, nơi có sân khấu lễ hội. Các nghi lễ được các bậc cao niên trong bản tiến hành như rước nước, cúng thần bản, thần suối, thần núi, cúng cây còn... Với mong muốn thần linh sẽ ban cho con người, cho dân bản nguồn nước để tưới cho những cánh đồng, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu, cho con người sức khỏe để cày cấy. Tất cả những khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi nảy nở, mọi điều an lành đều được người dân gửi gắm vào mỗi mâm Tồng (mâm lễ) của mình dâng lên các vị thần.

Sau phần lễ, phần hội được tổ chức ngay sau đó. Muốn tổ chức phần hội, người làm lễ phải xin phép Thành hoàng làng bằng cách dâng lễ tại chân cột còn, sau khi chủ nhang làm lễ và tiến hành tung quả còn ba lần thì dân làng bắt đầu vào hội.

Mở đầu phần hội là nghi thức đi đường cày đầu tiên của năm mới. Người nông dân đại diện sẽ thắng trâu vào cày và bắt đầu cày thửa ruộng được dân bản chọn. Mọi người đứng xung quanh trên bờ cổ vũ, khích lệ. Sau khi cày xong, nước được đưa về ruộng là nghi thức cấy những cây mạ đầu tiên của năm.

Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày qua Lễ hội Lồng tồng

Phần hội có các trò chơi dân gian truyền thống. Người Tày thường chọn bãi cỏ bằng phẳng, rộng lớn có vị trí trung tâm thuận lợi cho việc đi laị, vui chơi của dân bản và các vùng lân cận. Những nơi có đình và có truyền thống tổ chức thì lễ hội diễn ra trên sân đình và lễ hội thường được tổ chức ở cấp xã, cấp huyên có sự tham gia của chính quyền địa phương và Phòng Văn hóa - Thể thao huyện, cán bộ văn hóa xã như: vùng Sơn Dương, Tuyên Quang (đình Tân Trào, đình Hồng Thái); vùng ATK Định hóa, Thái Nguyên ở Khu Di tích Tưởng niệm Bác Hồ; vùng Ba Bể, Bắc Kạn ở cánh đồng Pó Lù xã Nam Mẫu…

Trong các trò vui chơi của người Tày, trò hát then, Sli, lượn thu hút nhiều khách thập phương hơn cả. Các trò này được kéo dài từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc lễ hội, được đưa vào nhà và khắp thôn bản đều hát; nội dung hát chủ yếu là hát giao duyên, hát chúc tụng, hát mừng xuân mới, đặc biệt các đôi trai gái thanh niên tìm hiểu nhau sau này trở thành vợ chồng.

Tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày qua Lễ hội Lồng tồng

Sau 3 năm tạm dừng tổ chức vì dịch Covid-19, xuân Quý Mão 2023, tỉnh Bắc Kạn sẽ khôi phục tổ chức Lễ hội Lồng tồng Ba Bể, một trong những Lễ hội Lồng tồng lớn ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 9 đến 11 tháng Giêng, có nhiều điểm mới để hấp dẫn du khách trong và ngoài nước trong dịp đầu xuân năm mới. Ngoài Bắc Kạn, các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên… là những địa phương nhiều năm tổ chức Lễ hội Lồng tồng với quy mô ngày càng mở rộng, được du khách các vùng lân cận, du khách quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Du khách trong và ngoài nước cảm thấy hào hứng khi tận mắt chứng kiến Lễ hội chứa đựng những giá trị văn hóa rất nhân văn, độc đáo của dân tộc Tày trong những ngày đầu Xuân.

Lễ hội Lồng tồng là dịp để người dân hội tụ giao lưu văn hoá, tình cảm, tăng thêm sự hiểu biết, đoàn kết dân tộc. Lễ hội là sự kết hợp độc đáo giữa văn hoá truyền thống với văn hoá đương đại, tạo nên đời sống văn hoá tinh thần vui tươi, lành mạnh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từ đó, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch

Không tùy tiện tăng giá, ép khách du lịch

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam vừa có đề nghị các sở du lịch, sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong các hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 24/4/2024 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch.
Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia

Việc Khu du lịch Mộc Châu được công nhận là Khu du lịch quốc gia tạo động lực để tỉnh Sơn La tiếp tục đầu tư, phát triển du lịch, tăng sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công Thương và hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 (21/4), Tổng cục QLTT đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần xây dựng văn hóa đọc cho các công chức, người lao động trong toàn lực lượng.
Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2024

Khai mạc Liên hoan Tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách năm 2024

Tối 23/4, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) với Chủ đề "Điện Biên - Vang mãi bản hùng ca".
Những mâm cơm thanh mát cho ngày hè giúp gắn kết gia đình

Những mâm cơm thanh mát cho ngày hè giúp gắn kết gia đình

Nếu việc sắp xếp thực đơn khiến bạn mất nhiều thời gian suy nghĩ, hãy đến với gợi ý 7 mâm cơm thanh mát, thơm ngon, gắn kết các thành viên trong gia đình trong ngày hè nhé.
Những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng bậc nhất tại Quảng Ninh

Những ngôi chùa linh thiêng, nổi tiếng bậc nhất tại Quảng Ninh

Chùa Yên Tử, Chùa Cái Bầu, Chùa Ba Vàng, Chùa Long Tiên… là những ngôi chùa Quảng Ninh linh thiêng, nổi tiếng bậc nhất, được du khách bốn phương tìm đến để hành hương, chiêm bái.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5