Triển khai nhiều Đề án, chương trình để thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nước phát triển

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều Chương trình và Đề án, tạo nền tảng để sản xuất hàng hoá trong nước phát triển, doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng tổng mức bán lẻ và kiềm chế lạm phát.
Chính sách quản lý về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu rượu của Đài Loan Na Uy kiểm tra các hoạt động kinh doanh, nhập khẩu, sản xuất các sản phẩm mỹ phẩm Long An: Sản xuất phân bón không phù hợp với quy chuẩn, một DN bị phạt gần 150 triệu đồng Quy định việc xác định nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm CNTT được miễn thuế nhập khẩu

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2022 tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch được bắt nguồn, tích luỹ từ nền tảng của nhiều năm trước đó. Để có được những thành quả như vậy phải kể đến những Chương trình lớn mang tầm quốc gia mà Bộ Công Thương đang tăng tốc hành động.

Không ngừng đổi mới, đa dạng hóa phương thức xúc tiến thương mại

Theo đánh giá của giới chuyên gia, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động hội chợ, các chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, cùng những chương trình đào tạo, tập huấn; chương trình truyền thông liên quan đến xúc tiến thương mại. Từ tháng 7 năm 2022, Bộ Công Thương tổ chức công tác giao ban xúc tiến thương mại của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và các đơn vị, tổ chức liên quan của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan thực hiện hàng tháng nhằm cung cấp thông tin về thị trường, những chính sách, quy định mới về thị trường và các khuyến nghị kịp thời cho các doanh nghiệp.

Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại cũng tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng kịp thời đổi mới, đa dạng hóa phương thức xúc tiến thương mại, qua đó hỗ trợ thiết thực có hiệu quả cho các doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương. Bộ cũng đã tổ chức hàng trăm phiên tư vấn, kết nối thông tin thị trường cho các hiệp hội, doanh nghiệp và địa phương mà ở đó, các Thương vụ đóng vai trò vừa là cầu nối vừa là nhà tư vấn thị trường xuất khẩu.

Lan tỏa rộng rãi thông điệp về an toàn thực phẩm

Tiếp đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, với sự phối hợp, tham gia của các bộ, ngành, các cơ quan đoàn thể Trung ương; UBND, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; các đơn vị cung ứng giải pháp bảo đảm an toàn thực phẩm…, tạo nên một mặt trận thống nhất, truyền đi thông điệp rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố.

Qua Chương trình Hành động vì an toàn thực phẩm thường niên, Bộ Công Thương triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, phân phối thực phẩm, bao gồm tư vấn xây dựng mô hình chuỗi cửa hàng, cơ sở kinh doanh bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường xuất khẩu hàng Việt Nam vào các chuỗi siêu thị của doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, đưa hàng Việt ra nước ngoài, thực hiện chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia; phối hợp với các bộ ngành kiểm soát và ngăn chặn việc sản xuất kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Triển khai nhiều Đề án, chương trình để thúc đẩy sản xuất hàng hoá trong nước phát triển

Đẩy mạnh chương trình khuyến công quốc gia

Một chương trình nữa mang tầm quốc gia mà Bộ Công Thương triển khai, đó là Chương trình khuyến công quốc gia. Theo đó, các hộ kinh doanh, hộ sản xuất muốn ứng dụng khoa học công nghệ, muốn ứng dụng thiết bị máy móc ở quy mô nhỏ được nhận vốn để hoàn thiện được bao bì, mẫu mã, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất.

Thúc đẩy phát triển các sản phẩm lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Cuối cùng, Chương trình phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2015 và tiếp tục hoạt động cho đến năm nay là giai đoạn thứ hai tiếp đến năm 2025 cũng đã phát huy nhiều hiệu quả. Việc thực hiện Chương trình đã đem lại những kết quả khả quan về mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên các địa bàn còn nhiều khó khăn. Thúc đẩy phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là lợi thế của miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đưa vào các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trong cả nước và phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, Chương trình còn tạo được hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin phục vụ cho phát triển hoạt động thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm được sản xuất trên địa bàn, hình thành hệ thống phân phối, mối liên kết bạn hàng giữa các vùng, miền để tạo thành một chuỗi cung ứng – tiêu thụ có tính liên tục góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, giảm nghèo bền vững.

Góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng Việt Nam

Bên cạnh 4 Chương trình kể trên, chúng ta còn thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và nay là giai đoạn 2021 - 2025.

Đề án có 3 nhóm Chương trình. Một là Nhóm chương trình hỗ trợ nhằm thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của cộng đồng; Hai là hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định và bền vững; và Ba là hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam và hàng Việt Nam.

Với Nhóm Chương trình thứ nhất - “Tập trung nguồn lực đẩy mạnh nhóm các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, từ 2015 đến nay, Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức đã hoàn thành sứ mệnh thay đổi nhận thức, hành vi của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng Việt Nam; từ mục tiêu tuyên truyền đã trở thành hành động, thành văn hóa sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam.

Những Chương trình và Đề án này là nền tảng để sản xuất hàng hoá trong nước phát triển, doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, góp phần quan trọng vào tăng trưởng tổng mức bán lẻ và kiềm chế lạm phát.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hòa Bình xuất khẩu lô mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hòa Bình xuất khẩu lô mía tươi đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 19/3, lô mía tươi đầu tiên của tỉnh Hòa Bình đã "khởi hành" sang thị trường Hoa Kỳ sau gần nửa năm đàm phán về điều khoản hợp đồng cũng như các yêu cầu kỹ thuật với đối tác nhập khẩu.
Tận dụng CPTPP, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần

Tận dụng CPTPP, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng gấp 3 lần

Tháng 1/2023, Nhật Bản là một trong số ít các thị trường nhập khẩu cá ngừ truyền thống của Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt.
Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển

Tập trung các giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, thúc đẩy công nghiệp nền tảng phát triển

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình phối hợp giữa Bộ Công Thương và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong hoạt động KH&CN là tập trung nghiên cứu, đề xuất các giải pháp có tính đột phá, đủ mạnh, có tính khả thi để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nền tảng.
Xây dựng văn hóa tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Xây dựng văn hóa tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, nhận thức đúng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, từ đó tạo chuyển biến về ý thức trong nhân dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có chất lượng.
Hà Nội có 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Hà Nội có 2 điểm dịch vụ du lịch cộng đồng được công nhận sản phẩm OCOP

Năm 2022, Hà Nội đã có 2 sản phẩm OCOP đầu tiên được đánh giá, phân hạng thuộc nhóm sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch", đó là điểm du lịch dịch vụ làng quê Hồng Vân (xã Hồng Vân, huyện Thường Tín) và khu sinh thái Phù Đổng Green Park (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
Giá xăng dầu tăng đồng loạt trong kỳ điều hành ngày 13/3

Giá xăng dầu tăng đồng loạt trong kỳ điều hành ngày 13/3

Trong kỳ điều hành ngày 13/3, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh tăng giá các mặt hàng xăng dầu.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận