54 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước

Theo Báo cáo thống kê của Bộ Công Thương, trong 4 tháng đầu năm, có 54 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 9 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước.
Sửa quy định về xử phạt VPHC lĩnh vực sở hữu công nghiệp Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030 Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục xu hướng tích cực Xây dựng chiến lược mới để thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô

Tiếp nối đà phục hồi từ cuối năm 2023, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực khi chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,0% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 11,3%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,6%; riêng ngành khai khoáng giảm 6,8%. Một số địa phương có IIP tháng 4/2024 tăng cao so với tháng trước như: Sơn La tăng 36,4%; Vĩnh Phúc tăng 17,6%; Thái Bình tăng 16,8%; Hà Giang tăng 14,2%; Kiên Giang tăng 12,5%; Bắc Kạn tăng 11,2%; Hòa Bình tăng 9,8%; Yên Bái tăng 9,6%; Sóc Trăng tăng 9,5%.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,0% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,5%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%), đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 6,2%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 4,6% (cùng kỳ năm 2023 giảm 3,7%), làm giảm 0,7 điểm phần trăm.

54 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước

Trong 4 tháng đầu năm, có 54 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 9 địa phương có IIP giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá do: (i) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao so với cùng kỳ năm trước (như Phú Thọ tăng 29,6%; Bắc Giang tăng 24,1%; Hà Nam tăng 15,5%; Bình phước tăng 15,2%); (ii) ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao so với cùng kỳ năm trước (như Khánh Hòa tăng 593,5%; Trà Vinh tăng 144,7%; Thanh Hóa tăng 30%). Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP giảm do: (i) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước (như Hà Tĩnh giảm 9,0%; Cà Mau giảm 5,6%, Gia Lai tăng 0,5%); (ii) ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện giảm so với cùng kỳ năm trước (như Hòa Bình giảm 51,7%; Sơn La giảm 46,2%; Quảng Ninh giảm 23,7%; Lai Châu giảm 16,6%); (iii) ngành khai khoáng tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước (Hà Giang giảm 62%; Lâm Đồng tăng 1,8%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,5%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,7%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 24,3%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 17,3%; khai thác quặng kim loại tăng 16,9%; dệt tăng 14,5%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 13,6%; sản xuất kim loại tăng 13,0%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,3%; sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 9,0%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 2,7%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 15,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 9,6%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim khác giảm 2,4%; khai thác than cứng và than non giảm 1,2%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong bốn tháng đầu năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước: thép thanh, thép góc tăng 35,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 25,1%; phân u rê tăng 23,9%; thép cán tăng 20,2%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 15,7%; sữa bột tăng 11,8%; điện sản xuất tăng 11,4%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: khí hóa lỏng giảm 20,4%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 14,8%; tivi giảm 11,1%; sắt, thép thô giảm 4,5%; điện thoại di động giảm 2,8%; ô tô giảm 6,6%; xe máy giảm 4,5%; bia các loại giảm 5,3%; than sạch giảm 1,2%; thức ăn cho thủy sản giảm 0,8%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/4/2024 tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,4% so với cùng thời điểm năm trước (ngành chế biến, chế tạo tăng 1,3% và tăng 3,6%) cho thấy những tín hiệu tích cực trong phục hồi sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

WinCommerce cam kết đồng hành cùng ngành Công Thương các tỉnh, thành phía Bắc

WinCommerce cam kết đồng hành cùng ngành Công Thương các tỉnh, thành phía Bắc

WinCommerce đã đồng hành cùng các chương trình của Chính phủ và các bộ ngành, hoàn thành tốt vai trò và nhiệm vụ đóng góp vào sự thịnh vượng và bền vững của ngành bán lẻ, góp phần vào việc phát triển kinh tế khu vực phía Bắc.
Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Đề nghị doanh nghiệp rà soát xuất khẩu thép không gỉ cán nguội sang Hàn Quốc

Hiện nay, Cơ quan điều tra Hàn Quốc đang trong quá trình xác minh Hồ sơ đề nghị điều tra. Trong trường hợp quyết định khởi xướng điều tra, Cơ quan điều tra Hàn Quốc sẽ công bố công khai, đồng thời ban hành Bản câu hỏi điều tra cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu tại Hàn Quốc để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria

Ngày 13/5/2024, tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc gặp gỡ song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria.
Giá xăng dầu trong nước tiếp đà giảm trong phiên điều chỉnh ngày 16/5/2024

Giá xăng dầu trong nước tiếp đà giảm trong phiên điều chỉnh ngày 16/5/2024

Giá xăng trong nước hôm nay (16/5) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 410 đồng, giá bán xuống mốc 23.130 đồng/lít.
10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước

10 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước năm 2023 lần lượt là: TP. Hồ Chí Minh có kim ngạch 42.460.418.319 USD; Bắc Ninh 39.302.697.091 USD; Bình Dương 30.605.339.811 USD; Hải Phòng 26.797.379.584 USD; Thái Nguyên 25.687.769.353 USD; Bắc Giang 24.499.431.359 USD; Đồng Nai 21.624.486.427 USD; Hà Nội 16.655.817.179 USD; Phú Thọ 10.576.345.632 USD; Vĩnh Phúc 9.970.966.301 USD.
Khóa họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Bulgaria

Khóa họp Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Bulgaria

Ngày 14/5/2024, tại Bulgaria, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công nghiệp Bulgaria đã đồng chủ trì Khóa họp lần thứ 24 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Bulgaria.
Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5

Nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), thay mặt Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã gửi thư chúc mừng tới đội ngũ những người làm công tác khoa học và công nghệ trong toàn Ngành.
Chấm dứt hoạt động của Khu nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu

Chấm dứt hoạt động của Khu nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu

Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa có thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Khu nhà đổi ca 284 Nguyễn An Ninh – TP Vũng Tàu tại địa chỉ số 284 Nguyễn An Ninh, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (khu nhà đổi ca 284) từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận