Trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước từ 1/7

Từ 1/7/2024, không bắt buộc công dân phải đổi từ thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước, tuy nhiên nếu công dân thuộc vào các trường hợp nêu dưới đây thì vẫn bắt buộc phải đổi từ thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước.

Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?

Năm 2023, với lý do để phù hợp thực tiễn, nhất là bối cảnh cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào hoạt động, Bộ Công an đề xuất xây dựng luật CCCD sửa đổi. Tháng 11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã thông qua luật Căn cước thay thế cho luật CCCD, đồng thời đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tên gọi luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước cũng giúp công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự.

Như vậy, trải qua 8 năm, thẻ CCCD đã có 3 lần thay đổi. Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2024 có thể sẽ có 4 loại giấy tờ tùy thân cùng có hiệu lực sử dụng, gồm: CMND, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip và thẻ căn cước.

Trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước từ 1/7

Riêng với CMND, luật quy định có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

5 trường hợp bắt buộc đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024

Các trường hợp bắt buộc đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 được quy định tại Điều 29 Luật Căn cước 2023 số 26/2023/QH15 như sau:

1. Công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi

Trước đây, Luật Căn cước công dân 2014 số 59/2014/QH13 chỉ quy định công dân ở các độ tuổi: 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi mới cần phải đi làm Căn cước công dân (CCCD).

Tuy nhiên, bắt đầu từ 1/7/2024, công dân khi đủ 14 tuổi đã được cấp thẻ Căn cước trước đó cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước. Riêng với người dưới 14 tuổi thì không bắt buộc làm mà chỉ cấp thẻ Căn cước khi có nhu cầu.

2. Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh

Những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh là những thông tin quan trọng của một công dân.

Do đó, khi có sự thay đổi thì việc cập nhật những thông tin trên vào Căn cước là bắt buộc nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu cá nhân, tránh những nhầm lẫn và tranh chấp khi thực hiện các giao dịch.

3. Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật

So với Luật Căn cước công dân 2014 thì trong Điều 24 Luật Căn cước mới 2023, công dân khi chuyển đổi giới tính cũng sẽ cần phải đi đổi lại thẻ Căn cước từ 1/7/2024.

Đồng thời, nhân dạng, khuôn mặt, vân tay là một trong các đặc điểm riêng biệt để xác định các cá nhân khác nhau.

Do đó, khi thay đổi nhân dạng, khuôn mặt, vân tay hay chuyển đổi giới tính, việc cập nhật những dữ liệu trên là vô cùng quan trọng nhằm dễ dàng cho các cơ quan chức năng xác nhận thông tin khi cần thiết.

4. Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước

Hiện nay, thẻ Căn cước gồm thông tin nêu tại Điều 18 Luật Căn cước sau đây:

  • Ảnh khuôn mặt;
  • Số định danh cá nhân;
  • Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
  • Ngày, tháng, năm sinh;
  • Giới tính;
  • Nơi đăng ký khai sinh;
  • Quốc tịch;
  • Nơi cư trú;

Đây cũng là các thông tin quan trọng để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Do đó, khi phát hiện bị sai thông tin trên trên thẻ Căn cước, người dân cần phải đến Cơ quan Công an để đổi ngay thẻ mới.

5. Xác lập lại số định danh cá nhân

Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Căn cước, số định danh cá nhân được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Ngoài ra, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Bộ Công an đã quy định việc công dân được hủy và xác lập lại số định danh cá nhân khi:

Xác định lại giới tính/cải chính năm sinh.

Sai sót về thông tin cá nhân như: Năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh.

Do đó, khi xác lập lại số định danh cá nhân, công dân cần phải đi cấp lại thẻ Căn cước để tương ứng với số định danh cá nhân mới.

Hiện nay, số định danh cá nhân là một dãy 12 số gồm:

06 số đầu: Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/mã quốc gia nơi đăng ký khai sinh.

06 số còn lại là ngẫu nhiên (Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP).

Có thể thấy trường hợp bị sai những thông tin về năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến 06 số đầu trên số định danh cá nhân.

Trường hợp đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 theo yêu cầu

Ngoài những trường hợp bắt buộc phải đi đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 ở trên thì công dân có thể đổi thẻ Căn cước khi có yêu cầu trong các trường hợp sau đây:

- Công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng có nhu cầu đổi sang sử dụng thẻ Căn cước.

- Công dân thay đổi, cải chính các thông tin về đơn vị hành chính, thông tin nhân thân.

- Khi sắp xếp lại đơn vị hành chính như điều chỉnh tên đường phố, tổ dân phố, thôn, xóm... thì cơ quan đăng ký nơi cư trú sẽ cập nhật các thông tin này trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú và dân cư lên VNeID cho người dân và người được cấp thẻ Căn cước có nhu cầu…

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Thủ đô 2024... là những Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Buôn bán pháo nổ có thể bị xử phạt đến 15 năm tù

Buôn bán pháo nổ có thể bị xử phạt đến 15 năm tù

Buôn bán pháo nổ không chỉ gây nguy hiểm cho cộng đồng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, với mức án phạt lên đến 15 năm tù giam. Đừng vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi tương lai, hãy cùng chung tay xây dựng một xã hội an toàn, văn minh, không tiếng pháo nổ trái phép
Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 88/2024/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Hành vi quảng cáo trá hình sẽ bị xử lý như thế nào?

Hành vi quảng cáo trá hình sẽ bị xử lý như thế nào?

Quảng cáo là một công cụ quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng, nhưng khi các hoạt động quảng cáo bị lợi dụng để lừa dối hoặc tạo ra hình ảnh sai lệch về sản phẩm, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược

Trong ngành dược, việc tuân thủ các quy định pháp luật không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững và uy tín của doanh nghiệp. Các hành vi bị cấm trong kinh doanh dược là những hành vi có thể gây hại đến sức khỏe cộng đồng, làm ảnh hưởng xấu đến sự an toàn của người bệnh và vi phạm các nguyên tắc đạo đức trong ngành.
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ.
Đề xuất sửa đổi quy định về chi tổ chức và hoạt động của BHXH, BHYT

Đề xuất sửa đổi quy định về chi tổ chức và hoạt động của BHXH, BHYT

Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chi phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ…
Cơ chế mua bán điện dư từ hệ thống điện mặt trời mái nhà: Hướng đi mới cho năng lượng bền vững

Cơ chế mua bán điện dư từ hệ thống điện mặt trời mái nhà: Hướng đi mới cho năng lượng bền vững

Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới, Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ nguồn điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận