Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Ứng dụng công nghệ là một trong những biện pháp để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có ứng dụng mã số, mã vạch. Mã số, mã vạch chỉ là một trong nhiều công cụ để quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ghi nhãn điện tử.

Tuy nhiên, mã số, mã vạch là một công cụ hữu hiệu được ứng dụng phổ biến trong quản lý và được sử dụng bởi tất cả các bên trong chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, bán lẻ, dịch vụ vận chuyển, cơ quan quản lý, người tiêu dùng… Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ghi nhãn điện tử, giúp cho việc kết nối, thu thập, chia sẻ thông tin về sản phẩm, từ đó các bên tham gia trong chuỗi cung ứng có thể ứng dụng để truy xuất nguồn gốc, triệu hồi sản phẩm, quản lý sản xuất, bán hàng, kho bãi, giao nhận vận chuyển.

Ứng dụng công nghệ quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Quy định về ghi nhãn điện tử là một cách hỗ trợ, bổ sung cho cách ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống (dán, in, đính, đúc, chạm, khắc…) cho các nhà sản xuất truyền đạt thông tin, các nội dung bắt buộc theo quy định. Ghi nhãn điện tử cho phép một số nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được tạo ra theo phương thức điện tử và hiển thị trên màn hình.

Trong quản lý chất lượng sản phẩm, mã số, mã vạch là yếu tố cơ bản liên kết thông tin về điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm (công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy của sản phẩm, hàng hóa); là công cụ phục vụ nhà sản xuất giám sát chất lượng sản phẩm, truy tìm, xác định nguồn gốc, nguyên nhân sự cố liên quan đến sản phẩm; người tiêu dùng tra cứu, tìm kiếm thông tin về chất lượng sản phẩm; tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý quá trình sản xuất và lưu thông sản phẩm.

Mã số, mã vạch giúp thúc đẩy thương mại và hội nhập quốc tế thông qua việc: tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử toàn cầu; giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm thuận lợi, cung cấp dữ liệu sản phẩm cho đối tác thương mại; tích hợp với dữ liệu hải quan và cơ quan thuế nhằm tạo thuận lợi cho khai báo, thông quan, tính thuế; hỗ trợ kiểm soát luồng hàng xuất nhập khẩu.

Hiện nay, các nước đang tăng cường kiểm tra nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua việc ứng dụng công nghệ, trong đó có mã số, mã vạch. Để ngăn chặn gian lận xuất xứ từ việc biến một nước nào đó thành điểm trung chuyển hàng xuất khẩu giả sang nước thứ ba, một số nước đã áp dụng các biện pháp trấn áp hàng giả và gian lận xuất xứ để đảm bảo uy tín của sản phẩm, hàng hóa của quốc gia mình.

Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung quy định về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Quy định này phù hợp với Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 30/7/2024 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quốc gia đến năm 2030 và những năm tiếp theo.

Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất bổ sung Điều 7b về ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:

Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bao gồm mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, nhãn điện tử và các công nghệ dựa trên nền tảng mã số, mã vạch.

Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng công nghệ trong việc giám sát, quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nhóm APT Volt Typhoon từ Trung Quốc khai thác lỗ hổng zero-day trên Versa Director nhằm tấn công lĩnh vực IT ở Mỹ và trên toàn cầu

Nhóm APT Volt Typhoon từ Trung Quốc khai thác lỗ hổng zero-day trên Versa Director nhằm tấn công lĩnh vực IT ở Mỹ và trên toàn cầu

Chuỗi tấn công của chiến dịch này nổi bật với việc khai thác lỗ hổng để triển khai một webshell độc hại có tên VersaMem (tên tệp “VersaTest.png"), được thiết kế nhằm giám sát và thu thập thông tin xác thực trong các gói tin, cho phép đối tượng tấn công truy cập vào mạng của các khách hàng dưới danh nghĩa người dùng hợp lệ, gây ra một cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng.
Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Chung tay thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử (TMĐT) các tỉnh vùng Tây Nguyên” tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Cảnh báo nhóm APT StormBamboo khai thác ISP để thực hiện tấn công diện rộng

Cảnh báo nhóm APT StormBamboo khai thác ISP để thực hiện tấn công diện rộng

Thực hiện chức năng giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã phát hiện và ghi nhận các thông tin liên quan đến chiến dịch tấn công mạng được thực hiện bởi nhóm tấn công APT StormBamboo.
Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam

Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam

Chiến dịch tấn công có chủ đích mới này có thể liên quan đến nhóm APT 41, đã ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ và quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024), Tạp chí QLTT giới thiệu bài viết của GS.TS Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tựa đề "Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".
Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Sắp diễn ra Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên

Dự kiến, Hội nghị với hơn 200 đại biểu đại biểu tham dự, diễn ra vào sáng ngày 04/9/2024 tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận