Ứng phó lũ trên sông Thao, sạt lở đất tại Lào Cai, Yên Bái
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, lúc 18h00 ngày 1/10/2024, mực nước trên sông Thao tại Yên Bái ở mức 31,13m, trên BĐ2 là 0,13m; dự báo trong 6-12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục lên trên mức BĐ3 và có khả năng đạt đỉnh trong 12-24 giờ tiếp theo, sau xuống và ở trên mức BĐ3; nguy cơ gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi tại tỉnh Lào Cai, Yên Bái.
![]() |
Để chủ động ứng phó với diễn biến, ảnh hưởng của lũ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh.
Chủ động tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét đến nơi an toàn.
Bố trí lực lượng kiểm tra, rà soát; tổ chức canh gác, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Thông báo cho các chủ lồng bè; chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông; các chủ phương tiện vận tải thuỷ, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, lồng bè, phương tiện, thiết bị và công trình.
Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều. Tổ chức vận hành và triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu, công trình đang thi công; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình địa phương tăng cường thông tin về diễn biễn mưa lũ đến người dân và các cấp chính quyền để chủ động phòng tránh; cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền hình địa phương, các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là tại cơ sở tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân chủ động ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương cần tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Bộ NN&PTNT (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Cùng chuyên mục
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo 6 nhóm nhiệm vụ lớn trọng tâm, cấp bách

Đồng chí Trần Hữu Linh giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Việt Nam - Anh: Hợp tác phòng chống hàng hóa giả mạo và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Đọc nhiều / Mới nhận

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Bắc Kạn phát hiện, thu giữ hơn 2,4 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội 10 cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thông tin về vụ việc xảy ra cháy tại Trạm biến áp 500kV Long Thành (Đồng Nai)

Sản xuất công nghiệp tiếp tục là động lực tăng trưởng kinh tế năm 2025
