Vấn đề trốn thuế trong thương mại điện tử rất nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều quốc gia

Đó là khẳng định của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh khi báo cáo thẩm tra kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023.
Giải pháp bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp khi xuất khẩu trực tuyến qua sàn thương mại điện tử quốc tế Mời tham dự Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 – Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu” Hà Giang: Xử phạt 60 triệu đồng đối với 02 Website bán hàng vi phạm về thương mại điện tử Bình Thuận: Hướng dẫn doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh, về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh chỉ rõ tình trạng chậm phân bổ ngân sách, đặc biệt là phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2022 đến gần cuối năm mới được thực hiện. Chi chuyển nguồn còn lớn, chậm được khắc phục, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Cũng theo Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại một số Bộ, ngành, địa phương chậm do nhiều nguyên nhân đã được chỉ ra trong các báo cáo, trong nhiều năm vừa qua, nhưng chưa có giải pháp kiên quyết và biện pháp khắc phục triệt để, hữu hiệu.

Kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cho thấy 91/115 bộ, cơ quan trung ương, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức bình quân cả nước, có đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch vốn.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng mặc dù công tác quản lý thuế đã được tăng cường, song vẫn còn bất cập. "Tình trạng gian lận, trốn thuế còn lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, tình hình nợ đọng thuế có xu hướng tăng so với năm 2022", ông nêu.

Gian lận và trốn thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử hiện đang là một vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Vấn đề trốn thuế trong thương mại điện tử rất nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều quốc gia

Hiện nay, thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh, thu hút nhiều cá nhân và doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý chưa theo kịp sự phát triển này, dẫn đến những lỗ hổng trong việc quản lý thuế.

Cụ thể như nhiều giao dịch thương mại điện tử không được lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn không đầy đủ, dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Các giao dịch trực tuyến cũng diễn ra rất nhanh và khó kiểm soát hơn so với các giao dịch truyền thống. Điều này tạo điều kiện cho các đối tượng trốn thuế lợi dụng.

Trong khi đó, hệ thống quản lý thuế chưa có đầy đủ dữ liệu về các giao dịch thương mại điện tử, gây khó khăn cho việc phát hiện và xử lý gian lận.

Tình trạng gian lận và trốn thuế trong thương mại điện tử không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Do đó, việc kiểm soát và xử lý nghiêm khắc các hành vi này là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững của thương mại điện tử tại Việt Nam.

Trong một báo cáo công bố của Tổng cục Thuế cho biết, Cổng thông tin thương mại điện tử, đã ghi nhận 333 sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc cung cấp thông tin, trong đó có nhiều sàn chiếm thị phần lớn như: Shopee, Lazada, Sendo, Voso…

Cụ thể, theo thông tin của các sàn cung cấp thì trong quý IV/2022 có 159.218 cá nhân và 31.882 tổ chức có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tư, với 50,7 triệu lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt 15.272 tỷ đồng. Trong quý đầu năm 2023, có 64.327 cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, với 9 tỷ lượt giao dịch và tổng giá trị giao dịch là 11.478 tỷ đồng…

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

8 tháng năm 2024, cả nước thu hút được hơn 20,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

8 tháng năm 2024, cả nước thu hút được hơn 20,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, sau khi thay đổi ngày tổng hợp số liệu sang cuối tháng báo cáo, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) 8 tháng năm 2024 đạt hơn 20,5 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông trùm dầu mỏ và bán lẻ Thái Lan hướng đến mục tiêu mở rộng hơn nữa tại Campuchia

Ông trùm dầu mỏ và bán lẻ Thái Lan hướng đến mục tiêu mở rộng hơn nữa tại Campuchia

PTT Oil and Retail Business (OR), công ty niêm yết công khai có trụ sở chính tại Thái Lan, đã thông báo rằng công ty sẽ tăng đầu tư vào hoạt động kinh doanh dầu mỏ và bán lẻ tại Campuchia trong bốn năm tới từ năm 2024 đến năm 2028, do những thành công liên tục đạt được tại thị trường Campuchia.
Gojek thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam sau hơn 6 năm hoạt động

Gojek thông báo rút khỏi thị trường Việt Nam sau hơn 6 năm hoạt động

Ứng dụng gọi xe công nghệ, đặt đồ ăn, giao hàng Gojek sẽ dừng hoạt động tại thị trường Việt Nam kể từ ngày 16/9, sau hơn 6 năm hoạt động.
Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo

Nhật Bản đứng trước áp lực thiếu hụt gạo

Mối lo ngại về tình trạng thiếu gạo đang gia tăng ở Nhật Bản do nhu cầu tăng cao nhưng các kệ hàng trống xuất hiện ngày càng nhiều ở các siêu thị và cửa hàng. Thêm vào đó, người tiêu dùng đang cố gắng tích trữ gạo do lo ngại nguy cơ xảy ra siêu động đất hay một loạt các cơn bão xuất hiện ngoài khơi Thái Bình Dương.
“Cơn đau đầu” của ngành hàng không châu Âu

“Cơn đau đầu” của ngành hàng không châu Âu

Sự cạnh tranh gay gắt bởi các hãng hàng không Trung Quốc và một số quốc gia khác đang là nguy cơ lớn đối với nhiều hãng hàng không tại "Lục địa Già".
Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước các cấp

Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối ngân sách nhà nước các cấp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước, gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Kinh tế châu Á và những thách thức về nhân khẩu học

Kinh tế châu Á và những thách thức về nhân khẩu học

Theo trang mạng của Viện Lowy (Australia), các chủ thể kinh tế, văn hóa và mục tiêu của chính sách đối ngoại sẽ phát triển cùng với sự thay đổi nhân khẩu học của khu vực.
Lý do ít ai ngờ khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu gạo

Lý do ít ai ngờ khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu gạo

Tình trạng thiếu gạo gần đây đã xảy ra trên khắp Nhật Bản và giá gạo đang tăng vọt. Nhưng gần 100% gạo của Nhật Bản được sản xuất trong nước và năng suất mùa màng có vẻ bình thường, vậy tại sao điều này lại xảy ra?
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận