Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị phạt tiền

Việc đổi tiền lẻ, tiền mới với mức chênh lệch lớn là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo phong tục, tết Nguyên đán người dân thường sử dụng tiền mới, tiền lẻ để mừng tuổi, cúng lễ... Vì lẽ đó mà năm nào cũng vậy, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới luôn sôi động từ trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người dân nên tỉnh táo khi lựa chọn dịch vụ đổi tiền mới, tiền lẻ, tránh rủi ro và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Vi phạm trong đổi tiền dịp tết có thể bị phạt tiền
Ảnh minh họa

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép mới được hoạt động đổi tiền. Cụ thể, các tổ chức này bao gồm: Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, mọi hoạt động đổi tiền của cá nhân, tổ chức khác đều là bất hợp pháp.

Do vậy, việc đổi tiền lẻ, tiền mới với mức chênh lệch lớn là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Nghị định số 88/2019/NĐ-CP (Nghị định số 88) xử phạt vi phạm quy định về quản lý tiền tệ và kho quỹ, hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ để ăn chênh lệch là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi này xâm phạm đến trật tự xã hội và xâm phạm đến hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với hành vi này thì cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền để ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 88.

Cụ thể, căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định số 88 thì cá nhân vi phạm việc thực hiện đổi tiền không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định số 88 cũng quy định về mức phạt tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Theo đó, khi tổ chức thực hiện hành vi đổi tiền mới, tiền lẻ dịp Tết để ăn chênh lệch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức tiền từ 40 triệu đồng đến 80 triệu đồng.

Để đảm bảo cho người dân đón Tết an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, mới đây thì Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 22/CT-TTg. Chỉ thị yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng tại các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, tiệm vàng, cơ sở kinh doanh ngoại tệ không được phép hoạt động. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động ngoại hối, vàng để người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào

Vừa qua, trên mạng xuất hiện nhiều người bị chiếm quyền điều khiển tài khoản Telegram, sau đó bị lừa chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Vậy, hành vi sử dụng môi trường Internet để lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào? Bộ Công an có khuyến cáo gì để người dân nhận biết và tránh trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo trên?
Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Đề xuất chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ công tác

Bộ Nội vụ đang dự thảo Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội nghỉ công tác.
Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Một số quy định mới liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2024

Chính phủ ban hành Nghị định số 128/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản

Bộ Thông tin và Truyền thông đang đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xuất bản nhằm xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong 6 tháng đầu năm 2025.
Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 148/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư số 59/2024/TT-BCA ngày 07/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 74/2020/TT-BCA ngày 1/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng

Nghị định số 147/2024/NĐ-CP quy định tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận