Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà với xuất khẩu chính ngạch?

Những ngày qua, việc ùn tắc container tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc lại làm rộ lên nhiều ý kiến, trong đó các thuật ngữ "chính ngạch", "tiểu ngạch" lại được nhắc đến khá nhiều.
Xuất khẩu nông thủy sản lập kỷ lục Xuất khẩu phân bón đạt kỷ lục 1,2 triệu tấn Tăng cường xúc tiến xuất khẩu giai đoạn hậu Covid-19 Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc có thêm kênh phân phối mới

Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã trao đổi với ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để có cách nhìn đúng đắn, đa chiều trong xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch cũng như đâu là phương thức cần thay đổi giúp xuất khẩu qua các cửa khẩu vùng biên đạt hiệu quả cao.

Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà với xuất khẩu chính ngạch?
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chia sẻ với báo chí xung quanh câu chuyện xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch

Phóng viên: Thời gian gần đây, xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch là hai khái niệm được nhắc đến khá nhiều, nhất là sau khi hàng nghìn xe chở hàng ùn ứ tại các cửa khẩu. Ông có thể chia sẻ vấn đề chứa đựng đằng sau những thuật ngữ này là gì?

Ông Trần Thanh Hải: Có thể thấy rằng hai thuật ngữ này không có trong các văn bản pháp luật chính thức của Việt Nam. Từ Luật Thương mại, Luật Quản lý ngoại thương đến các Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định 14/2018/NĐ-CP về thương mại biên giới đều không có những cụm từ này.

Nhưng trên thực tế, những từ này đã xuất hiện và được sử dụng rất rộng rãi sau khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ và mở rộng giao thương với Trung Quốc.

Điều này cho thấy, chính ngạch, tiểu ngạch gắn liền với hoạt động thương mại biên giới (hay còn gọi là biên mậu) trên đất liền, mà ở đây chủ yếu là biên giới với Trung Quốc. Trong hoạt động thương mại với các đối tác khác như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... không nhắc đến các khái niệm này.

Do không có định nghĩa chính thức nên mọi người chỉ hiểu về chính ngạch, tiểu ngạch thông qua một số đặc điểm của mỗi loại hình.

Chẳng hạn như xuất khẩu chính ngạch sẽ đi kèm hợp đồng và các chứng từ thương mại hóa đơn, vận đơn, kiểm dịch, C/O… Cùng với đó, khối lượng hàng hóa lớn, giá trị cao; thanh toán qua ngân hàng và giao hàng qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Ngược lại, doanh nghiệp được xem là xuất khẩu tiểu ngạch do không có hợp đồng hoặc không đầy đủ các chứng từ thương mại; khối lượng hàng hóa ít, giá trị thấp. Hơn nữa, việc giao dịch chỉ được thực hiện theo hình thức thanh toán tiền mặt, hàng đổi hàng và giao hàng qua cửa khẩu phụ, lối mở.

Tuy nhiên, những đặc điểm trên chỉ là tương đối, có những lô hàng tiểu ngạch nhưng khối lượng cũng không hề nhỏ hoặc vẫn có thể thanh toán qua ngân hàng như xuất khẩu chính ngạch.

Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà với xuất khẩu chính ngạch?
Xuất khẩu chính ngạch sẽ đi kèm hợp đồng và các chứng từ thương mại hóa đơn, vận đơn, kiểm dịch, C/O…thanh toán qua ngân hàng và giao hàng qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính

Phóng viên: Lợi thế về xuất khẩu chính ngạch đã rõ, vậy theo ông tại sao doanh nghiệp chỉ xuất khẩu qua cửa khẩu phụ Tân Thanh mà không phải qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, nhất là với mặt hàng nông sản?

Ông Trần Thanh Hải: Trong khi hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng được tự do thông thương, riêng các loại trái cây cần phải được chính quyền mỗi nước cho phép mới được nhập khẩu do phải đảm bảo an toàn thực phẩm và kiểm dịch.

Đến nay, Trung Quốc mới chỉ chính thức cho phép nhập khẩu 9 loại trái cây của Việt Nam gồm xoài, mít, thanh long, chuối, chôm chôm, vải, nhãn, dưa hấu và măng cụt được nhập khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Do đó, những loại không có tên ở trên; trong đó, có những loại mà Việt Nam rất dồi dào như sầu riêng, vú sữa, na, chanh leo, bưởi, roi, mận... buộc phải đi đường tiểu ngạch, hoặc qua các cửa khẩu phụ.

Hơn nữa, phía Trung Quốc có điều tiết rõ ràng thông qua chính sách thuế phí nên trái cây nếu không đi qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị sẽ phải đi qua cửa khẩu phụ Tân Thanh mà phía bên Trung Quốc gọi là Pò Chài.

Thương nhân Trung Quốc cũng tập trung ở đó để nhận hàng nên phía Việt Nam có muốn giao ở cửa khẩu phụ khác như Cốc Nam, Na Hình cũng khó khăn.

Đáng lưu ý, cửa khẩu phụ Tân Thanh mỗi ngày thông quan được khoảng 250 - 300 xe. Thế nhưng, nếu vì chống dịch hay lý do gì đó phía Trung Quốc siết chặt kiểm soát, thời gian thông quan lâu hơn thì con số trên sẽ giảm xuống.

Hoặc đến mùa thu hoạch trái cây của Việt Nam, lượng xe dồn lên cửa khẩu bất thường đến cả nghìn xe thì sẽ bị ùn ứ, phải mất cả tuần đến nửa tháng để giải phóng hết xe.

Phóng viên: Vậy ông có thể nói rõ hơn về những mặt hàng nông sản nào của Việt Nam đang được xuất khẩu theo đường chính ngạch?

Ông Trần Thanh Hải: Trái cây đem lên biên giới phía Bắc chủ yếu là dưa hấu, thanh long, xoài, mít, vú sữa, sầu riêng... là những thứ quả trồng nhiều ở các tỉnh từ Quảng Nam trở vào.

Đặc biệt, các loại trái cây này đều trồng ở các hộ gia đình, nhà vườn, sau đó thuê xe chở lên biên giới hoặc là bán cho thương lái thu gom sau đó chở lên biên giới.

Tuy được gọi là xuất khẩu nhưng hình thức bán hàng cũng chỉ giống như ở chợ vì chưa biết người mua hàng bên kia biên giới là ai.

Đơn cử như một xe chở dưa hấu khi sang đến Pò Chài sẽ được thương lái Trung Quốc đến xem, mặc cả, lựa ra những quả còn tốt thì lấy, quả nào thối thì vứt lại...

Với cách mua bán bấp bênh, nhiều yếu tố rủi ro nên những lúc vào mùa trái cây chín rộ (đầu tháng 4 và cuối tháng 11) lượng trái cây đưa lên dồn dập, năng lực thông quan tại cửa khẩu không đáp ứng nổi, gây nên hiện tượng ùn tắc.

Điều này lý giải nguyên nhân người dân Lạng Sơn thường xuyên chứng kiến những dòng xe xếp hàng dài trên đường vào cửa khẩu, đỗ tràn cả ra đến đường quốc lộ.

Vì sao doanh nghiệp chưa mặn mà với xuất khẩu chính ngạch?
Doanh nghiệp được xem là xuất khẩu tiểu ngạch do không có hợp đồng hoặc không đầy đủ các chứng từ thương mại; khối lượng hàng hóa ít, giá trị thấp

Phóng viên: Theo ông đâu là hướng đi vững chắc để doanh nghiệp chuyển mạnh sang chính ngạch và thoát cảnh ùn ứ tại cửa khẩu mỗi khi nông sản vào vụ?

Ông Trần Thanh Hải: Thử nhìn sang một mặt hàng nông sản khác là gạo. Theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo, chỉ những thương nhân đáp ứng đủ điều kiện mới được quyền kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên, cho đến nay mới chỉ có chưa đến 200 thương nhân đủ điều kiện nói trên. Bởi theo Nghị định này các thương nhân này thường phải là doanh nghiệp quy mô trung bình trở lên, có bộ máy kinh doanh đủ trình độ để giao dịch, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng... nói cách khác là xuất khẩu chính ngạch.

Tương tự, xuất khẩu thủy sản dù không có hạn chế gì, nhưng thông thường cũng phải là những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn mới có thể tham gia và những doanh nghiệp này sẽ chỉ thực hiện giao hàng khi đã có hợp đồng, người mua rõ ràng.

Như vậy, một mặt cần vận động, tập huấn cho người nông dân, thương lái mà thực chất là doanh nghiệp nhỏ thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài với đối tác bên kia bên giới để tránh tình trạng mua bán được chăng hay chớ, mặt khác, rất cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất sau đó bao tiêu sản phẩm.

Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu.

Cũng chính những doanh nghiệp này sẽ có đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí.

Như vậy, nông dân không phải vừa lo sản xuất, vừa lo bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể đưa hoạt động xuất khẩu trái cây vào nề nếp.

Thực chất hiện nay những doanh nghiệp như vậy đã có nhưng số lượng chưa nhiều. Vì vậy, trong khi chờ đợi các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lớn thêm và nhiều lên, rất cần vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ nông dân, thương lái.

Bài học tiêu thụ vải của Bắc Giang, Hải Dương, xoài, nhãn của Sơn La là những minh chứng rất rõ một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn.

Vì chỉ có chính quyền mới có thể đứng ra tập hợp các nông dân, thương lái trên địa bàn cũng như kêu gọi được các doanh nghiệp phân phối lớn đến cùng chung tay hỗ trợ.

Mặt khác, cũng chỉ có chính quyền mới mời được các chuyên gia cả trong và ngoài nước đến hướng dẫn cho người nông dân, thương lái phải đóng gói thế nào, thực hiện truy xuất nguồn gốc ra sao...

Ben cạnh vô số việc phải làm, đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu ngoài 9 loại trước đây là một việc làm cấp bách. Bởi nếu không được thông qua thì vú sữa, sầu riêng, na, bưởi, roi, mận, chanh leo vẫn mãi chỉ đi qua cửa khẩu phụ.

Cũng giống như sân bay, cảng biển, cửa khẩu là một hạ tầng hết sức trọng yếu trong chuỗi logistics quốc tế. Các cửa khẩu biên giới lại thường nằm ở địa hình núi đồi, diện tích mặt bằng hạn chế. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư mở rộng hạ tầng cửa khẩu, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa.

Hơn nữa, các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra và thông quan hàng hóa.

Do đó, hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới sẽ giúp giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Phần Lan coi Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng nhất trong ASEAN

Chiều 25/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-Aho đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Nâng thuế chống bán phá giá, cá tra Việt Nam vẫn có tín hiệu tích cực tại thị trường Mỹ

Mới đây, Mỹ đã nâng nhẹ thuế chống bán phá giá đối với cá tra xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.
Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Hội nghị các Tham tán thương mại Châu Á và Châu Đại dương tại Áo

Ngày 13 tháng 3 năm 2024, Phòng Kinh tế Liên bang Áo (WKÖ) phối hợp với Bộ Kinh tế và Lao động Liên bang Áo (BMAW) đã tổ chức một buổi gặp gỡ Tham tán Thương mại, Kinh tế của Đại sứ quán các nước trong khu vực Châu Á - Châu Đại dương có trụ sở tại Áo.
Giá nguyên liệu tăng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gồng lỗ

Giá nguyên liệu tăng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê gồng lỗ

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang phải gồng lỗ khi giá nguyên liệu liên tục tăng mạnh trong khi đối tác nhập khẩu không chịu điều chỉnh giá.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN

Chiều ngày 19/3/2023, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã tiếp đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) do ông Ted Osius, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc USABC, nguyên Đại sứ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam dẫn đầu.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, cung ứng điện

Thống kê cho thấy, trong tuần 10 năm nay, phụ tải quốc gia tiếp tục tăng cao hơn tuần trước, với sản lượng trung bình ngày là 818,9 triệu kWh. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, phụ tải quốc gia tăng khoảng 10,7% (đạt 51,8 tỷ kWh) so với cùng kỳ năm 2023 (miền Bắc tăng 9,9%, miền Nam 12,7%, miền Trung 8,7%).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Triệu hồi gần 6.000 xe điện VinFast VF 5 Plus tại Việt Nam để khắc phục lỗi

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng mạnh, RON95 lên sát 25.000 đồng/lít

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Khởi tố, bắt tạm giam thêm 2 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Tin tặc tấn công trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Cảnh báo tài khoản Facebook nhiều người bị mạo danh tràn lan

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Hôm nay ngày Thể thao Việt Nam 27/3

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (26/3)

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Truyền thuyết Hùng Vương và lịch nghỉ Giỗ Tổ bạn cần biết

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Cảnh báo lỗ hổng bảo mật trong đồ chơi robot thông minh cho trẻ em

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Thế giới vẫn còn thời gian dài để loại bỏ than

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh trong Giờ Trái Đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Cảnh giác trước dịch vụ hỗ trợ làm "visa giá rẻ"

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình

Ngày nước Thế giới 22/3/2024: Nước cho hòa bình