Việt Nam đón 1,65 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng

9 tháng của năm 2022, ngành du lịch đã đón 1.650.000 lượt khách quốc tế. Thông tin từ Tổng cục Du lịch.
Việt Nam lọt top 10 điểm đến dành cho người Đức du lịch nghỉ đông Kiên Giang: Tạm ngừng tàu ra đảo Nam Du và Phú Quốc do bão Noru Hà Nội đón 13,9 triệu khách du lịch trong 9 tháng đầu năm Gần 74 nghìn lượt khách vào Lăng viếng Bác dịp 2/9 Tạm dừng đón khách ra Côn Đảo bằng đường hàng không

Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa công bố các chỉ số liên quan đến tình hình khách du lịch trong tháng 9/2022.

Theo đó, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vào tháng 9 đạt 430.000 lượt. Tính chung 9 tháng của năm 2022, ngành du lịch đã đón 1.650.000 lượt khách quốc tế.

Trong đó, ước tính tháng 9/2022, khách đến bằng đường hàng không là chủ yếu, đạt hơn 389.000 lượt người; bằng đường bộ đạt hơn 42.000 lượt người.

Khách thuộc thị trường châu Á vẫn chiếm số lượng lớn đến Việt Nam với hơn 313.000 lượt người trong tháng 9/2022. Trong đó chủ yếu vẫn là khách Hàn Quốc (119.636 lượt người), Nhật Bản (24.639 lượt người), Malaysia (24.521 lượt người), Campuchia (22.640 lượt người), Thái Lan (21.812 lượt người)…

Tiếp sau thị trường châu Á là khách đến từ thị trường châu Âu. Trong tháng 9/2022, có khoảng hơn 53.800 lượt khách từ thị trường châu Âu đến Việt Nam. Trong đó khách Anh, Đức, Pháp chiếm số lượng nhiều nhất. Thị trường khách đến từ châu Mỹ trong tháng 9/2022 là 44.335 lượt người, trong đó khách đến từ Mỹ 37.166 lượt người.

Việt Nam đón 1,65 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng
Ước tính tháng 9/2022, khách đến bằng đường hàng không là chủ yếu, đạt hơn 389.000 lượt người; bằng đường bộ đạt hơn 42.000 lượt người

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết tại hội nghị giao ban trực tuyến với các sở quản lý du lịch về chủ đề "Liên kết xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế" vừa tổ chức ngày 29/9, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với trước đại dịch, cũng như so với kế hoạch đề ra cho cả năm 2022. Thực tế này cũng xuất phát từ nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan. Sau mùa du lịch nội địa địa thì vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tăng cường liên kết trong việc tạo sản phẩm mới, làm mới sản phẩm, truyền thông, xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường để đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.

Theo Vụ Thị trường du lịch (Tổng cục Du lịch) cần tiếp tục khai thác các thị trường trọng điểm du lịch như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, chú trọng yếu tố chất lượng khách. Tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên, sinh thái và du lịch thành phố; bên cạnh đó phát huy các sản phẩm du lịch mới theo xu hướng thị trường như du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch golf… Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế theo thông điệp "Live fully in Vietnam".

Các địa phương đều thống nhất đề xuất Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phát huy vai trò nhạc trưởng trong xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài, để các địa phương cùng tham gia trong các hội chợ du lịch quốc tế, chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế vào Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế…

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Du lịch vừa công bố, lượng khách du lịch nội địa tháng 9/2022 ước đạt 7 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 4,6 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng số khách du lịch nội địa 9 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 86,8 triệu lượt khách.

Tổng thu từ khách du lịch 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 394,2 nghìn tỷ đồng.

Về các hoạt động xúc tiến quảng bá cụ thể trong thời gian tới, theo Trung tâm Thông tin du lịch dự kiến sẽ có: Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trong Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; Diễn đàn Du lịch Mê Kông được tổ chức tại Quảng Nam từ ngày 9-14/10/2022; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Singapore diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 7-11/11; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 16-19/11; Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Đài Loan (Trung Quốc) ở TP. Cao Hùng vào cuối tháng 10/2022.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận