Vinh danh 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tối 4/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9, với chủ đề “Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh”. Đây là những sản phẩm đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và là những sản phẩm tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.

Qua hơn 20 năm, Chương trình Thương hiệu quốc gia ngày càng khẳng định là 1 trong những Chương trình uy tín, chất lượng. Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các năm, từ 30 doanh nghiệp năm 2008 lên 190 doanh nghiệp năm 2024.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và chúc mừng sự nỗ lực cũng như đóng góp không ngừng của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là 190 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024. Theo Thủ tướng, xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược, là sứ mệnh của tất cả chúng ta với sự kiên trì, nỗ lực và sáng tạo không ngừng nghỉ; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.

Chương trình vừa khẳng định chất lượng các sản phẩm, dịch vụ sản xuất tại Việt Nam, vừa khẳng định năng lực, trí tuệ, bản lĩnh, tính linh hoạt, sức sáng tạo của doanh nghiệp Việt, góp phần tạo dựng vị trí vững chắc tại thị trường trong nước và tô thắm hai chữ "Việt Nam" trên thị trường quốc tế; khẳng định sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp Việt Nam trong công cuộc xây dựng Thương hiệu quốc gia”- Thủ tướng đánh giá.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, thương hiệu không chỉ là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm, mà còn là cam kết về phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh". Các doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nói chung cần tiếp tục phát huy những giá trị cốt lõi: Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực tiên phong.

Thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung thực hiện tốt 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Cụ thể, doanh nghiệp không ngừng khai thác cơ hội từ xu hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tiên phong trong cuộc cách mạng xanh; tận dụng lợi thế uy tín Thương hiệu quốc gia, đồng thời kết hợp xây dựng thương hiệu sản phẩm với Thương hiệu quốc gia Việt Nam; tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường quốc tế và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Hình ảnh đẹp của mỗi Thương hiệu quốc gia sẽ là hình ảnh đẹp về thương hiệu của đất nước, truyền thống, văn hóa, con người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh các cam kết về giảm phát thải và chống biến đổi khí hậu, doanh nghiệp cần chủ động chuyến đổi sang mô hình sản xuất xanh, sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng lực quản trị hiện đại; áp dụng các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến, minh bạch và lành mạnh; chú trọng đến yếu tố bền vững trong sản xuất. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Từ đó, góp phần nâng cao uy tín của thương hiệu, tạo niềm tin vững chắc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đối với người tiêu dùng.

Thủ tướng cũng chỉ ra: Các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, sáng tạo, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh; tăng cường chủ động hội nhập thực chất, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh kỷ nguyên số và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; áp dụng công nghệ tiên tiến, như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa trong sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, chủ động tiến vào kỷ nguyên xanh.

Ngoài ra, tiếp tục trau dồi bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp; tuân thủ quy định pháp luật; xung kích, đi đầu trên mặt trận phát triển kinh tế - xã hội; có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Cùng đó, tăng cường hơn nữa việc thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu.

Doanh nghiệp cũng cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, tay nghề giỏi, chuyên môn sâu, trình độ quốc tế và làm việc chuyên nghiệp, phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, hội nhập trên các lĩnh vực; tiếp tục tăng cường kết nối mạng lưới nhân tài, trí thức người Việt ở trong và ngoài nước...

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển xanh, sáng tạo và hùng mạnh trên bản đồ thế giới, đánh dấu kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trong thời đại mới.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam, mà nòng cốt là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia cần tiếp tục chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Mỗi doanh nhân hãy thể hiện tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt kịp xu hướng, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Thử tướng Phạm Minh Chính yêu cầu.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên – Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng nhấn mạnh: Chương trình THQG Việt Nam là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ, được triển khai thực hiện từ năm 2003, với mục tiêu đẩy mạnh phát triển THQG thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, và phát triển các thương hiệu mạnh trên thị trường, qua đó quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có nền sản xuất phát triển, có nhiều hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng tầm vị thế thương hiệu Việt trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sau hơn 20 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, xuyên suốt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các Ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương; sự chủ động, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp với khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Chương trình THQG Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thu hút được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng trong và ngoài nước, trở thành bệ phóng vững chắc, giúp các doanh nghiệp Việt vươn lên, kiến tạo những giá trị và sức mạnh mới cho đất nước.

Thông qua Chương trình, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu - được xem như là “chìa khóa” giúp gia tăng giá trị sản phẩm, giá trị doanh nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đang diễn ra mạnh mẽ và là xu thế tất yếu trên phạm vi toàn cầu; từ đó, chú trọng hơn cho xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.

Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG đã liên tục tăng qua các kỳ xét chọn và khẳng định được vai trò tiên phong, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt các doanh nghiệp khác cùng phát triển; đồng thời, đi đầu trong thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, tạo việc làm cho người lao động và bảo đảm an sinh xã hội; đóng góp quan trọng vào việc gia tăng giá trị thương hiệu quốc gia, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh trong khu vực và thế giới”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá.

Theo Bộ trưởng, việc xét chọn, công nhận và tổ chức Lễ công bố doanh nghiệp, sản phẩm đạt THQG Việt Nam được thực hiện thường kỳ 02 năm một lần, nhằm khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị trụ cột của Chương trình; đồng thời, ghi nhận, vinh danh những doanh nghiệp, sản phẩm có uy tín, chất lượng hàng đầu quốc gia.

Quá trình xét chọn được thực hiện chặt chẽ, khách quan, minh bạch theo đúng quy trình, quy định đã được phê duyệt. Sau 9 tháng rà soát, thẩm định kỹ lưỡng hồ sơ của trên 1.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia, Hội đồng THQG đã thống nhất lựa chọn và công nhận 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm có đủ điều kiện đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam (tăng 18 doanh nghiệp và 34 sản phẩm so với kỳ xét chọn trước), cao nhất từ trước đến nay.

Kết quả này không chỉ khẳng định sự trưởng thành và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, mà còn minh chứng cho sự nỗ lực, sức sáng tạo, đổi mới không ngừng và năng lực tiên phong của cộng đồng doanh nghiệp Việt, góp phần cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định

Chúc mừng 190 doanh nghiệp được công nhận Thương hiệu quốc gia năm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, đây là niềm vinh dự không chỉ của các doanh nghiệp được tôn vinh, mà còn là niềm vui chung, niềm tự hào của cả cộng đồng doanh nghiệp Việt, bởi đây là biểu tượng của sự sáng tạo và là cam kết không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp trong việc xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

“Chúng tôi đề nghị cộng đồng doanh nghiệp Việt nói chung, các doanh nghiệp đạt THQG nói riêng tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong xây dựng, củng cố, phát triển thương hiệu theo các giá trị cốt lõi về “Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong” để ngày càng có nhiều doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trên thị trường và khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta là thành viên nhằm mở rộng, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm xuất khẩu và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị.

Tin khác

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Tiếp nối chuyến công tác tại Ả-rập Xê-út, tối ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Qatar từ ngày 30 – 01/11/2024.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục"

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo cung ứng điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng lại giảm lần thứ ba liên tiếp, về mốc hơn 19.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (31/10) diễn biến ngược chiều, giá xăng giảm trong khi giá dầu tăng nhẹ. Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ 15 giờ hôm nay.
Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-Út ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại

Chiều ngày 30/10/2024, bên lề Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII-8), trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam và Ả-rập Xê-út, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cùng Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Ả-rập Xê-út Faisal F. Alibrahim ký kết Bản Ghi nhớ về hợp tác kinh tế và thương mại.
Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Giá dầu thế giới đảo chiều hồi phục

Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá dầu thô WTI tăng 2,08%, đạt 68,61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Brent tăng 2,01% lên 72,55 USD/thùng.
Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Philippines trong 9 tháng năm 2024

Với đà tăng trưởng như hiện nay, dự báo tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Philippines trong năm 2024 sẽ lần đầu tiên vượt mức 8 tỷ USD, đạt khoảng 8,5 tỷ USD, trong đó xuất siêu trên 3 tỷ USD.
Kinh doanh đa cấp biến tướng, Bộ Công Thương chỉ đạo siết quản lý

Kinh doanh đa cấp biến tướng, Bộ Công Thương chỉ đạo siết quản lý

Bộ trưởng Công Thương yêu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý kinh doanh đa cấp để ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm an ninh trật tự, trái với chuẩn mực đạo đức.
Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận