Xu hướng tấn công mạng nổi bật năm 2024

Các chuyên gia dự báo rằng một xu hướng tấn công mạng nổi bật của năm 2024 là khai thác lỗ hổng an toàn thông tin, nhất là những lỗ hổng ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm công nghệ phổ biến, từ đó dễ dàng xâm nhập vào hệ thống và chiếm quyền điều khiển, đánh cắp thông tin, tài sản của tổ chức.
Gần 14.000 vụ tấn công mạng nhắm vào các hệ thống tại Việt Nam trong năm 2023 10 vụ tấn công mạng và xâm phạm dữ liệu hàng đầu năm 2023 Thế giới đối mặt nguy cơ thiệt hại 12.000 tỷ USD do tấn công mạng vào năm 2025 Microsoft bị tấn công mạng

Theo đó, một số lỗ hổng đã và đang được các nhóm tấn công lợi dụng để thực hiện các cuộc tấn công có chủ đích - APT. Những lỗ hổng an toàn thông tin nguy hiểm, có ảnh hưởng diện rộng đều đã được Cục An toàn thông tin cảnh báo và hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương cách khắc phục, tuy vậy nhiều đơn vị vẫn chưa rà soát và xử lý.

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ngày 30.3 cho biết, nhóm APT Earth Krahang thực hiện chiến dịch tấn công mạng nhằm vào ít nhất 116 tổ chức trên 45 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch tấn công này bắt đầu từ đầu năm 2022 và chủ yếu nhằm vào các tổ chức chính phủ, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á.

Nhóm APT Earth Krahang sử dụng nhiều hình thức khác nhau để tấn công. Điển hình, nhóm này sử dụng email (thư điện tử) liên quan đến các vấn đề chính trị toàn cầu nhằm đánh lừa người dùng mở tệp đính kèm hoặc nhấp vào liên kết độc hại. Khi đã xâm nhập thành công, nhóm Earth Krahang sẽ sử dụng hạ tầng của tổ chức bị tấn công để lưu trữ các phần mềm độc hại, làm trung gian cho lưu lượng tấn công và sử dụng các tài khoản email chính phủ để tiếp tục tấn công các cơ quan khác. Các tệp đính kèm độc hại trong email được sử dụng để cài đặt backdoor (phần mềm độc hại, có khả năng bỏ qua các quy trình xác thực để truy cập vào hệ thống) trên thiết bị của người dùng.

APT là từ viết tắt của Advanced Persistent Threat – một thuật ngữ dùng để mô tả một cuộc tấn công có chủ đích. Trong đó, hacker hoặc nhóm hacker sẽ thiết lập một sự hiện diện bất hợp pháp và lâu dài trên mạng để nhằm mục đích khai thác dữ liệu. Tấn công APT thường nhắm tới các tổ chức tư nhân, nhà nước hoặc cả hai vì các động cơ kinh doanh hoặc chính trị. Quy trình tấn công này đòi hỏi mức độ bí mật cao trong một thời gian dài.

Xu hướng tấn công mạng nổi bật năm 2024
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng cần cẩn trọng trước các tệp tin được gửi từ nguồn không tin cậy

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng cần cẩn trọng trước các tệp tin được gửi từ nguồn không tin cậy hoặc nội dung email đáng ngờ. Kiểm tra địa chỉ email người gửi và nội dung trong email; không tùy tiện kích vào bất cứ tệp đính kèm, đường dẫn có trong email.

Người dùng không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng khi có yêu cầu khai báo thông tin từ các email. Ngoài ra, người dùng nên sử dụng phần mềm diệt vi rút quét các tập tin đính kèm trong email; lưu ý vấn đề an toàn nếu sử dụng email khi kết nối vào các mạng không dây công cộng.

Không dùng một email cho nhiều dịch vụ internet, đặc biệt là các dịch vụ quan trọng; thường xuyên thay đổi mật khẩu email đủ mạnh, không để mật khẩu mặc định; cài đặt bảo mật hai lớp cho email để xác thực bằng điện thoại, có thể phục hồi email khi bị tấn công.

Chiều 30.3, Cục An toàn thông tin cũng đã phát cảnh báo, đề nghị các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin. Trong đó, ưu tiên các giải pháp giám sát, cảnh báo sớm.

Trong thời gian từ nay đến ngày 15.4, các đơn vị cần kiểm tra, đánh giá việc đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý, nhất là các hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin cá nhân, dữ liệu cá nhân. Trong trường hợp phát hiện hệ thống tồn tại các nguy cơ, lỗ hổng và điểm yếu, đơn vị cần lập tức triển khai các biện pháp khắc phục.

Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thời gian tới tập trung triển khai một số nhiệm vụ khác như: rà soát, tổ chức triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ; tổ chức thực thi hiệu quả, thực chất, thường xuyên và liên tục công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp; xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; triển khai phương án sao lưu định kỳ hệ thống và dữ liệu quan trọng để kịp thời khôi phục khi bị tấn công mã hóa dữ liệu...

Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần định kỳ săn lùng mối nguy hại trong hệ thống nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu bị xâm nhập. Với hệ thống đã phát hiện lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, sau khi khắc phục lỗ hổng, đơn vị cần thực hiện ngay việc săn lùng mối nguy hại để xác định khả năng bị xâm nhập trước đó.

Cục An toàn thông tin mới đây cũng chỉ ra 6 lỗ hổng mới tồn tại ở sản phẩm Microsoft thì có tới 5 lỗ hổng sau khi khai thác thành công, hacker có thể tấn công thực thi mã từ xa.

Cụ thể, các lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm Microsoft lần này bao gồm: lỗ hổng CVE-2024-21408 trong Windows Hyper-V cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công từ chối dịch vụ (DoS); 5 lỗ hổng gồm CVE-2024-26198 trong Microsoft Exchange Server, CVE-2024-21407 trong Windows Hyper-V, CVE-2024-21334 trong Open Management Infrastructure (OMI), CVE-2024-21426 trong Microsoft SharePoint và CVE-2024-21411 trong Skype for Consumer đều cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa.

Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, Cục An toàn thông tin đề nghị các đơn vị kiểm tra, rà soát để xác định những máy tính sử dụng hệ điều hành Windows có 2 khả năng bị ảnh hưởng bởi 6 lỗ hổng an toàn thông tin mức cao và nghiêm trọng kể trên. Trường hợp bị ảnh hưởng, các đơn vị cần khẩn trương cập nhật bản vá kịp thời nhằm tránh nguy cơ bị hacker tấn công mạng.

"Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng. Đồng thời, các đơn vị còn cần thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin nhằm phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng", Cục An toàn thông tin khuyến cáo.

Theo Cục An toàn thông tin, việc đơn vị chưa quan tâm cập nhật và xử lý những lỗ hổng, điểm yếu đã được cảnh báo có thể khiến hệ thống của đơn vị đó có thể bị chiếm quyền điều khiển, bị tấn công mạng dẫn đến những tổn thất nặng nề về uy tín, tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Gia Lai: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại

Gia Lai: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại

Nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, Gia Lai đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) bằng nhiều chương trình, giải pháp cụ thể.
Mời tham dự Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 – Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu”

Mời tham dự Hội nghị “Thương mại điện tử xuyên biên giới năm 2024 – Tinh hoa hàng Việt, cất cánh toàn cầu”

“Thương mại điện tử Xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá” là một sáng kiến do Amazon khởi xướng, được Bộ Công Thương bảo trợ về nội dung, phối hợp triển khai bởi Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương (iDEA) và Amazon Global Selling Việt Nam (AGS VN).
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BCT về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024.
100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 210/TB-VPCP ngày 10/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với một số bộ, địa phương về công tác cải cách thủ tục hành chính.
“Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”

“Sáng tạo số vì mục tiêu phát triển bền vững”

Đó là chủ đề Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin Thế giới – 17/5 năm 2024.
Sửa quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao

Sửa quy định về hồ sơ cấp chứng thư số của thuê bao

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 48/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

Ban hành bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát

Ngày 7/5, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định về Bộ tiêu chí yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho Camera giám sát; đồng thời khuyến nghị áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất, đánh giá, lựa chọn và sử dụng thiết bị camera.
Tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng

Tổng rà soát, đánh giá tình hình bảo đảm an toàn thông tin mạng

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận