Xuất khẩu cà phê sẽ phục hồi từ Quý II/2023
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Tây Ban Nha Thị phần cà phê Việt Nam tăng mạnh tại thị trường Italy Xuất khẩu cà phê tăng mạnh ở 4 thị trường Sắp diễn ra Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột |
Tốc độ tăng giá cà phê có thể chậm lại
Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản ra ngày 28/4 của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, trong Quý I/2023, giá cà phê thế giới biến động theo xu hướng tăng do lo ngại nguồn cung thiếu hụt trong ngắn hạn. Xu hướng tăng giá tiếp tục diễn ra trong tháng 4/2023, song đà tăng giá chậm lại trong các phiên từ ngày 26 - 28/4/2023. Lo ngại rủi ro tăng cao khi báo cáo GDP Quý I/2023 của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến có thể làm nhu cầu tiêu thụ cà phê giảm khiến các giới đầu cơ dịch chuyển dòng vốn sang các thị trường chứng khoán đang có mức lợi nhuận hấp dẫn hơn
Trên sàn giao dịch London, ngày 28/4/2023, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 7/2023, tháng 9/2023 và tháng 11/2023 tăng lần lượt 12,8%, 13,5% và 14% so với cuối tháng 3/2023, lên mức 2.405 USD/tấn, 2.383 USD/tấn và 2.352 USD/tấn.
Quý II/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi trở lại nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê của khu vực châu Âu tăng |
Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/4/2023, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 7/2023, tháng 9/2023 và tháng 12/2023 tăng lần lượt 11,4%, 10,5% và 9,8% so với cuối tháng 3/2023, lên mức 188,2 Uscent/lb, 185,4 Uscent/lb và 182,9 Uscent/lb.
Trên sàn giao dịch BMF của Bra-xin, ngày 28/4/2023, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 5/2023, tháng 7/2023, tháng 9/2023 và tháng 12/2023 tăng lần lượt 4,8%, 12,3%, 8,1% và 9,2% so với cuối tháng 3/2023, lên mức 230 Uscent/lb, 233,6 Uscent/lb, 225 Uscent/lb và 224,6 Uscent/lb.
Dự báo 2 tháng còn lại của Quý II/2023, tốc độ tăng giá cà phê có thể chậm lại do các yếu tố vĩ mô không thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo không có nhiều khả quan trong năm nay. Thị trường đã tăng cược vào suy đoán Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ nâng lãi suất USD lên thêm 0,25 điểm phần trăm tại phiên họp điều hành đầu tháng 5, góp phần gia tăng gánh nặng cho việc đầu cơ hàng hóa, có thể giúp giá vàng và dầu thô hồi phục, tác động tiêu cực lên giá cà phê.
Trong khi đó, tại thị trường trong nước, Quý I/2023, giá cà phê Robusta tăng khoảng 25% so với thời điểm cuối năm 2022 và tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, lên khoảng 48.600 - 49.000 đồng/kg. Tháng 4/2023, giá cà phê Robusta nội địa biến động theo xu hướng tăng giá cà phê toàn cầu. Ngày 28/4/2023, giá cà phê Robusta tăng 2.400 - 2.700 đồng/kg so với cuối tháng 3/2023, lên mức 50.800 - 51.500 đồng/kg.
Khả năng phục hồi xuất khẩu
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong Quý I/2023 đạt 552,61 nghìn tấn, trị giá gần 1,23 tỷ USD, tăng 36,3% về lượng và tăng 31,1% về trị giá so với Quý IV/2022, nhưng so với Quý I/2022 giảm 5,0% về lượng và giảm 5,4% về trị giá.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo, Quý II/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam có khả năng sẽ phục hồi trở lại nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê của khu vực châu Âu tăng. Giá cà phê Robusta duy trì ở mức cao do nguồn cung hạn chế. Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), niên vụ 2022/2023, sản lượng cà phê Robusta dự kiến giảm 2,1% xuống còn 72,7 triệu bao. Trong đó, sản lượng của khu vực châu Á và châu Đại Dương giảm 4,6% so với vụ trước, ở mức 49,7 triệu bao.
Cũng theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu, trong Quý I trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chủ lực tăng, ngoại trừ Hoa Kỳ. Đáng chú ý, tốc độ xuất khẩu cà phê sang các thị trường Ý và Bỉ ghi nhận mức tăng trưởng cao, lần lượt tăng 86,8% và 60,7%. So với quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường Ý, Hoa Kỳ, Nga... tăng, nhưng xuất khẩu sang các thị trường Đức, Nhật Bản, Bỉ... giảm.