Xuất khẩu lạc quan, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 3/2023, hoạt động xuất khẩu có nhiều tín hiệu khả quan khi có tới 41/45 nhóm hàng có trị giá tăng so với tháng trước. Như vậy, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong tháng 3/2023 tăng 3,66 tỷ USD so với tháng trước.
Ba xu hướng xuất khẩu online trong năm 2023 Cảnh báo rủi ro khi xuất khẩu sang Algeria Xuất khẩu thủy sản dự kiến phục hồi từ Quý III/2023 Một số lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Algeria

Theo số liệu thống kê sơ bộ về tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 3 và 3 tháng đầu năm được Tổng cục Hải quan công bố chiều 19/4, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 3/2023 đạt 58,03 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 8,73 tỷ USD) so với tháng trước. Lũy kế Quý I/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 153,79 tỷ USD, giảm 13,5% (tương ứng giảm 24,10 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, về xuất khẩu, trong tháng 3/2023 đạt 29,7 tỷ USD, tăng 14% với 41/45 nhóm hàng có trị giá tăng so với tháng trước. Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong tháng 3/2023 tăng 3,66 tỷ USD so với tháng trước.

Trong đó, tăng mạnh là các nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 974 triệu USD; hàng dệt may tăng 332 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 257 triệu USD; gạo tăng 223 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 183 triệu USD; giày dép các loại tăng 173 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 157 triệu USD; hàng thủy sản tăng 156 triệu USD.

Xuất khẩu đón nhận tín hiệu tích cực, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng
Trong tháng 3/2023, kim ngạch xuất khẩu đạt 29,7 tỷ USD, tăng 14% với 41/45 nhóm hàng có trị giá tăng so với tháng trước

Tính chung Quý I/2023, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 79,3 tỷ USD, giảm 11,8% và có 34/45 nhóm hàng giảm so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, quy mô hàng hóa xuất khẩu trong Quý I/2023 giảm 10,58 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,87 tỷ USD; dệt may giảm 1,54 tỷ USD; máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,23 tỷ USD; gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 1,21 tỷ USD; giày dép các loại giảm 969 triệu USD; thủy sản giảm 685 triệu USD; sắt thép các loại giảm 572 triệu USD; xơ sợi dệt các loại giảm 506 triệu USD. Tính chung, trị giá xuất khẩu của 8 nhóm hàng này giảm tới 8,58 tỷ USD, bằng 81% mức giảm trị giá xuất khẩu của cả nước.

Tuy nhiên, xuất khẩu một số nhóm hàng trong Quý I/2023 vẫn đạt mức tăng khả quan so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, mặt hàng gạo, tháng 3/2023, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 962 nghìn tấn, trị giá là 509 triệu USD, tăng mạnh 79,9% về lượng và tăng 77,9% về trị giá so với tháng trước. Đây là tháng xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Tính chung trong quý 1/2023, cả nước xuất khẩu 1,85 triệu tấn gạo với trị giá 981 triệu USD, tăng 23,4% về lượng và tăng 34,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Lượng gạo trong Quý I/2023 chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường như ASEAN với 1,17 triệu tấn, tăng 46,4% và Trung Quốc với 340 nghìn tấn, tăng 90,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp đến là phương tiện vận tải và phụ tùng, tháng 3/2023 đạt 1,22 tỷ USD, tăng 14,7% so với tháng trước. Tính chung quý 1/2023, nhóm hàng này đạt 3,14 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.

Nhóm hàng rau quả, trong tháng 3/2023 đạt 418 triệu USD, tăng 29,1% so với tháng trước. Tính chung quý 1/2023, xuất khẩu rau quả đạt 982 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.

Từ chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu trong tháng 3/2023 đạt 28,32 tỷ USD, tăng 21,8% tương ứng tăng 5,07 tỷ USD so với tháng trước. Trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng như máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 862 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 718 triệu USD; vải các loại tăng 497 triệu USD; sắt thép các loại tăng 396 triệu USD…

Tính chung Quý I/2023, tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 74,49 tỷ USD, giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, quy mô nhập khẩu hàng hóa trong Quý giảm 13,52 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, giảm mạnh nhất là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện giảm 3,65 tỷ USD; đứng thứ hai là máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 2,61 tỷ USD; đứng thứ ba là máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 1,45 tỷ USD.

Như vậy, trong trong tháng 3/2023, cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu gần 1,39 tỷ USD. Tính trong Quý I/2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 4,81 tỷ USD.

Xuất khẩu đón nhận tín hiệu tích cực, nhiều nhóm hàng chủ lực tăng
Quý I/2023, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước xuất siêu 4,81 tỷ USD

Về thị trường xuất nhập khẩu, trong Quý I/2023, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Á là 100,94 tỷ USD, chiếm tỷ trọng lớn nhất 65,6% trong tất cả các châu lục và giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp theo là châu Mỹ với 30,12 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,6%, giảm 18%; châu Âu là 17,08 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,1%, giảm 11,9%; châu Đại Dương với 3,87 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 2,5%, giảm 0,4%; châu Phi với 1,78 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,2%, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 3/2023 là 39,56 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI trong Quý lên 107,76 tỷ USD, giảm 13,2% (tương ứng giảm 16,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA)

Ngày 28 tháng 10 năm 2024, tại Dubai, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) Mohammed bin Rashid Al Maktoum, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đã cùng Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế UAE Thani bin Ahmed Al Zeyoudi ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (Hiệp định CEPA).
Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, số liệu thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore trong 9 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu (NK) thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch NK khoảng 839,1 triệu SGD, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2023.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thảo luận tại Tổ liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thảo luận tại Tổ liên quan đến dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Theo Bộ trưởng, trước đòi hỏi cấp bách về tăng trưởng điện năng theo quy hoạch, nếu không có những cơ chế bảo đảm, thông thoáng thì rõ ràng không thể thực hiện được. Bởi theo đến năm 2030 (tức là còn hơn 5 năm nữa) chúng ta phải đầu tư gấp hai lần số tổng công suất toàn hệ thống hiện nay, tương đương với mức 150.524 MW và đến năm 2050 (tức là còn 25 năm nữa), phải đạt gấp 5 lần hiện nay, tương đương với mức 530.000 MW trên phạm vi toàn quốc.
Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai hiệu quả kế hoạch triển khai Quy hoạch Điện VIII, dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ tình huống nào.
Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Xuất khẩu Việt Nam giữ đà tăng trưởng cao sang thị trường Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo số liệu thống kê của Cơ quan quản lý doanh nghiệp Singapore, trong tháng 9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt gần 103,9 tỷ SGD, tăng 0,48% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 54,5 tỷ SGD, tăng 0,14% và nhập khẩu (NK) hơn 49,7 tỷ SGD, tăng 0,85%.
Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi).
Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Biện pháp này đã được Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đưa ra, có hiệu lực từ 01/10/2024.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận