Ba xu hướng xuất khẩu online trong năm 2023

Để giảm bớt các chuỗi trong quá trình xuất khẩu, giúp tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động khó lường của môi trường kinh doanh, thương mại điện tử đang dần trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Doanh thu bán hàng trên mạng xã hội vượt xa các website, sàn thương mại điện tử Cảnh báo rủi ro khi xuất khẩu sang Algeria Đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe Từ offline đến online: Đấu tranh chống hàng giả cần có giải pháp mới Phòng, chống hàng giả được ưu tiên trong kỳ mua sắm trực tuyến Online Friday 2022

Việt Nam là một trong những nước mở cửa sau đại dịch sớm nhất. Quá trình phục hồi của doanh nghiệp Việt diễn ra ngay sau đó rất nhanh chóng với sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực nhiều bên.

Trong chia sẻ mới đây tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam cho rằng, 2-3 năm đại dịch cũng là một minh chứng thuyết phục về lộ trình cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp trên toàn thế giới chuyển đổi mô hình kinh doanh: từ offline sang online, từ sản xuất, gia công sang xây dựng và làm chủ thương hiệu.

"Để giảm bớt các chuỗi trong quá trình xuất khẩu, giúp tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những biến động khó lường của môi trường kinh doanh, thương mại điện tử đang dần trở thành một trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam", ông Gijae Seong khẳng định.

Ba xu hướng xuất khẩu online trong năm 2023
Ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam chia sẻ ba xu hướng xuất khẩu online trong năm 2023

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) thuộc Bộ Công Thương công bố, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam tăng trưởng 20% trong năm 2022. Đặc biệt, 82% doanh nghiệp được khảo sát có sử dụng website/ứng dụng thương mại điện tử phục vụ xuất nhập khẩu. Sự bùng nổ thương mại điện tử thời gian gần đây đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, đi liền với nhiều chính sách, cập nhật mới cho ngành thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, báo cáo của Alphabeta về thương mại điện tử xuyên biên giới cho thấy, tiềm năng lớn về quy mô tăng trưởng tại Việt Nam trong 5 năm tới với tốc độ hơn 20%/năm. Tổng giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt qua Amazon năm 2022 tăng 45%. Dù tốc độ tăng trưởng rất khả quan, dư địa xuất khẩu online vẫn còn rất lớn khi mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong thập kỷ tới, 70% giá trị kinh tế mới sẽ được thúc đẩy bởi công nghệ kỹ thuật số. Nền kinh tế số và chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy bình đẳng và tạo ra các giá trị mới trong mọi lĩnh vực. Do vậy, theo ông Gijae Seong, tương lai sẽ có các xu hướng và cơ hội cho xuất khẩu online thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Cụ thể:

Một là, thương mại điện tử xuyên biên giới hay xuất khẩu online sẽ là một phong trào, một “bình thường mới” cho doanh nghiệp Việt Nam và dần trở thành một động lực mạnh mẽ của nền kinh tế xuất khẩu.

Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 1415/QĐ-TTg ngày 14/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Thúc đẩy Doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030”. Đề án đặt mục tiêu khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối hàng hóa toàn cầu, tối ưu hóa các kênh phân phối quốc tế, phát huy thế mạnh quốc gia, khai thác tối đa lợi thế cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Đối với nền thương mại điển tử lấy khách hàng làm trung tâm ngày nay, việc doanh nghiệp có thể nắm bắt thị hiếu khách hàng và đáp ứng các thay đổi nhanh của người tiêu sẽ là chìa khoá thành công. Bên cạnh đó, thương mại điện tử tạo ra một cuộc cạnh tranh lành mạnh mới khi người tiêu dùng có thể chủ động tìm kiếm, so sánh giá cả, chất lượng, uy tín của người bán để lựa chọn sản phẩm tốt nhất.

Do đó, thay vì chỉ cạnh tranh về giá, các doanh nghiệp phải có chiến lược mới về xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao giá trị sản phẩm và uy tín của người bán.

Hai là, sự chuyển dịch đáng kể của một nền kinh tế sản xuất, gia công sang nền kinh tế thương hiệu được hỗ trợ bởi thương mại điện tử xuyên biên giới.

Ba xu hướng xuất khẩu online trong năm 2023
Năm 2023 sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi, dịch chuyển. Mô hình thương mại điện tử kỹ thuật số tạo ra những giá trị mới trên thị trường toàn cầu

ba là, quyết định cho sự phát triển lâu dài của một doanh nghiệp nằm ở mô hình phát triển của doanh nghiệp có khả năng thích ứng nhanh và đủ sức phục hồi trước những biến động của môi trường xung quanh.

Để đạt được điều này, chuyển đổi số và nâng cấp số liên tục là một trong những yêu cầu quan trọng nhất đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Quá trình này không chỉ bao gồm số hoá, thông minh hoá cơ sở hạ tầng và thiết bị sản xuất, số hoá quy trình quản lý, mà còn là tính linh hoạt và khả năng thích ứng trong sản xuất để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng cũng như số hóa hoạt động của người dùng.

Năm 2023 sẽ tiếp tục chứng kiến những thay đổi, dịch chuyển. Mô hình thương mại điện tử kỹ thuật số tạo ra những giá trị mới trên thị trường toàn cầu, không chỉ xuất khẩu sản phẩm “Made-in-Vietnam” mà hướng tới mang các “Thương hiệu Việt Nam” ra toàn cầu.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 16/CĐ-TTg ngày 18/2/2025 đôn đốc các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.
Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Tập trung hoàn thành cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 năm 2025, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tập trung thực hiện và hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên trong năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết đặt mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương để đạt 8% trở lên năm 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05/02/2025 về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.
Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 23/1/2025 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Kế hoạch).
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1719/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025.
Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ năm 2025: Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, trong đó thống nhất chủ đề điều hành của năm 2025 là "Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá".
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận