Đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe

Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại đề nghị xây dựng dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi.
Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng, giảm 50% thuế GTGT với xăng, dầu Bộ Tài chính nghiên cứu giảm VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng dầu Đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng Gia hạn gần 11,4 nghìn tỷ đồng đối với thuế tiêu thụ đặc biệt của ô tô trong nước

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước như: Đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (game online)…

Bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng

Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một số sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha sử dụng toàn bộ, một phần hoặc không sử dụng nguyên liệu từ cây thuốc lá, mặc dù các sản phẩm này đều chưa được phép nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam.

Theo WHO, Bộ Y tế và các tổ chức bảo vệ sức khỏe, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và shisha đều có chứa các thành phần độc hại gây hại cho người hút trực tiếp và người xung quanh như thuốc lá truyền thống. Hút thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisa là hình thức tiêu thụ thuốc lá. Do vậy, căn cứ Điều 6 Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC), WHO đã khuyến nghị các quốc gia cấm thuốc lá điện tử hoặc phải có biện pháp kiểm soát thuốc lá điện tử, hạn chế thuốc lá nung nóng và shisha. Trường hợp có biện pháp kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và shisha thì khuyến nghị áp dụng chính sách thuế như đối với mặt hàng thuốc lá thông thường để đảm bảo tăng giá bán và giảm nhu cầu sử dụng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Đối với thuốc lá điện tử: Có 71 quốc gia thu thuế TTĐB đối với thuốc lá điện tử. Trong đó, 23 nước áp dụng thuế tuyệt đối, 07 nước áp dụng thuế theo tỷ lệ phần trăm, còn lại là các nước áp dụng thuế hỗn hợp cả tuyệt đối và phần trăm theo các tỷ lệ giống nhau. Nhìn chung, các nước này áp thuế đối với thuốc lá điện tử ở mức ngang bằng với thuốc lá truyền thống.

Đối với thuốc lá nung nóng: có 61 quốc gia thu thuế TTĐB đối với thuốc lá làm nóng ở mức ngang bằng với thuốc lá truyền thống.

Ngoài ra, trò chơi điện tử trên mạng (game online) là một loại hình giải trí gắn liền với sự phát triển của internet, có sự tương tác giữa những người chơi với nhau và giữa người chơi với máy chủ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến thông qua các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, máy chơi game, các thiết bị di động. Loại hình kinh doanh game hiện nay là mặt hàng có doanh thu lớn, mức lợi nhuận cao so với các loại hình kinh doanh khác, thu hút mọi độ tuổi tầng lớp dân cư, đặc biệt là giới trẻ tham gia. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung vào đối tượng chịu thuế TTĐB để định hướng tiêu dùng.

Đề xuất bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe

Khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh

Đối với đồ uống có đường, Bộ Tài chính cho biết, theo WHO, đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân và béo phì, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường... hiện đang có mức tăng bùng nổ trong vài thập kỷ qua. Tỷ lệ thừa cân đối với người trưởng thành ở Việt Nam (trên 18 tuổi) ở cả hai giới đã tăng 68% trong giai đoạn 2002 - 2016. Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong. Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy tổn thất rất lớn về kinh tế - xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra.

WHO đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng. Các nước đã dần bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB: Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia đến 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế TTĐB đối với mặt hàng này. Trong ASEAN có 06/10 nước đã thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Đối với thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn: Trên thực tế đã xuất hiện việc nhập khẩu sản phẩm thức uống không có cồn được sản xuất theo quy trình sản xuất và nguyên liệu sản xuất tương tự như mặt hàng bia (sau quy trình sản xuất lên men thì tách cồn khỏi sản phẩm và bổ sung hương tự nhiên). Sản phẩm không có cồn nên không được xác định là bia theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia; sản phẩm đáp ứng TCVN 12828:2019 về nước giải khát nên doanh nghiệp công bố tên gọi và tiêu chuẩn sản phẩm là thức uống đại mạch, do vậy không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB theo Luật thuế TTĐB hiện hành.

Sản phẩm thức uống đại mạch có quy trình sản xuất và nguyên liệu giống mặt hàng bia, hình thức bề ngoài của sản phẩm giống bia, vẫn có mùi vị đặc trưng như bia, chỉ khác tên gọi, giá bán xấp xỉ như nhau nên có thể coi là sản phẩm tương tự bia không cồn. Do vậy, Bộ Tài chính cho rằng cần thiết phải quy định rõ để định hướng tiêu dùng đối với mặt hàng này.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tiêu chuẩn người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương

Tiêu chuẩn người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương

Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Quy định đánh số nhà tại khu vực đô thị, nông thôn

Quy định đánh số nhà tại khu vực đô thị, nông thôn

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 08/2024/TT-BXD quy định đánh số và gắn biển số nhà, công trình xây dựng. Trong đó quy định rõ cách đánh số nhà tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn.
Nghiên cứu thông tin phản ánh về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Nghiên cứu thông tin phản ánh về chính sách phát triển điện mặt trời mái nhà

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nghiên cứu thông tin Báo điện tử Diễn đàn Doanh nghiệp phản ánh trong quá trình xây dựng Nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.
Dừng chính sách miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp

Dừng chính sách miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị thấp

Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Đề xuất điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Đề xuất điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định quy định về cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn sử dụng của xe cơ giới.
Đề xuất sửa quy định về thủ tục cấp, đổi thẻ nhà báo

Đề xuất sửa quy định về thủ tục cấp, đổi thẻ nhà báo

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2021/TT-BTTTT ngày 31/12/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục cấp, đổi, cấp lại và thu hồi thẻ nhà báo.
Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 4/9/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 175/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Một công dân lái xe 46 chỗ cho 1 công ty ở TP. Hồ Chí Minh chuyên chở, đưa đón nhân viên tới công ty (xe biển trắng), không có mục đích kinh doanh khác gửi câu hỏi tới Bộ Công an xin tư vấn: Đối với loại xe này, ngoài giấy đăng ký xe, giấy đăng kiểm xe, bảo hiểm xe thì còn cần các giấy tờ nào khác khi lưu thông trên đường hay không?
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận