Gần 1 nghìn vụ việc liên quan đến buôn lậu thuốc lá và đường cát trong năm 2023

Trong 9 tháng năm 2023, các lực lượng chức năng đã xử lý 998 vụ việc liên quan đến buôn lậu thuốc lá và đường cát, khởi tố 36 vụ việc với 16 người có liên quan.
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá Bản tin quản lý thị trường ngày 25/5 Phú Yên: Xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng hộ kinh doanh thuốc lá điếu nhập lậu Phát hiện, thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu tại Bắc Giang Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Khó khăn trong công tác xử lý vi phạm

Tại Hội nghị công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia tổ chức, ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Trưởng ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp chống buôn lậu thuốc lá và đường cát với những kết quả đáng ghi nhận. Trong 9 tháng của năm 2023, các lực lượng chức năng đã xử lý 998 vụ việc liên quan đến buôn lậu và đã khởi tố 36 vụ việc với 16 người có liên quan. Mặc dù đã rất quyết liệt trong phòng chống buôn lậu, tuy nhiên, tình hình vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và trên biển ở Kiên Giang gần đây có chiều hướng gia tăng và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, bởi các đối tượng rất tinh vi nhằm qua mặt các lực lượng".

Gần 1 nghìn vụ việc liên quan đến buôn lậu thuốc lá và đường cát trong năm 2023

Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tại tuyến biên giới phía Tây Nam, người dân hai bên thường lợi dụng việc qua lại trao đổi hàng hóa để vận chuyển nhỏ lẻ thuốc lá, đường cát bằng xe máy trên đường bộ và bằng ghe xuồng trên tuyến sông. Các đối tượng cũng thường lợi dụng những thời điểm thay ca đổi gác để lén vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua biên giới. Ở nhiều địa bàn, phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại của các đối tượng ngày càng tinh vi, manh động, gây nhiều khó khăn cho các lực lượng trong đấu tranh, ngăn chặn. Cục Phòng chống ma túy và tội phạm, thường xuyên phối hợp với Công an, Hải quan, Cảnh sát biển trên cơ sở những quy chế phối hợp đã đặt ra và hàng tháng, hàng quý đều có những thông tin trao đổi, bàn bạc thống nhất nội dung trong phòng chống buôn lậu, hàng giả".

Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, trong nước tình trạng trưng bày công khai thuốc lá điếu nhập lậu có giảm nhưng vẫn còn khá phổ biến. Các điểm kinh doanh thường chia nhỏ lượng hàng và giấu tại các hộ nhỏ lẻ, cửa hàng tạp hóa, cà phê, để chung với thuốc lá sản xuất trong nước... khi có người hỏi mua sẽ mang ra bán.

Thuốc lá giả các nhãn hiệu nổi tiếng được làm giả và đưa về Việt Nam tiêu thụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, sức khỏe người tiêu dùng và thất thu ngân sách.

Tại Hội nghị, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cũng đã đề xuất nâng cao hơn nữa vai trò, tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu của các lực lượng chức năng tuyến đầu như Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an… trên các tuyến biên giới.

Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường các địa phương bên cạnh các đợt cao điểm kiểm tra điểm bán thuốc lá cũng đưa việc kiểm tra mặt hàng thuốc lá lậu tại điểm bán vào công việc thường xuyên, đột xuất và đồng loạt ở nhiều địa phương, kết hợp thông tin chế tài xử lý nếu buôn bán thuốc lá lậu nhằm tác động và hình thành tâm lý tuân thủ.

Các địa phương có tình trạng vận chuyển, buôn bán thuốc lá lập phức tạp và các lực lượng chức năng tuyến đầu có kiến nghị bằng văn bản với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế về việc trích một phần Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá để hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đãi ngộ cho lực lượng trực tiếp thực hiện chống buôn lậu.

Ngoài ra, Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ, Quốc hội sớm ban hành cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật để quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam Hà Quang Hòa cũng cho biết, với chính sách thuế đối với sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, trước khi có sự điều chỉnh, các cơ quan chức năng cần xem xét, đánh giá toàn diện tác động kinh tế, xã hội, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thuốc lá, có tính công bằng giữa các phân khúc sản phẩm nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh các sản phẩm thuốc lá.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, những năm trước đây, đường nhập lậu với nguồn gốc từ Thái Lan với khối lượng lớn và giá rẻ đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất mía đường trong nước.

Từ đầu năm 2022 đến nay, các hoạt động thương mại đường nhập lậu gia tăng đột biến tại các khu vực biên giới Tây Nam như tỉnh An Giang, Tây Ninh, Long An, Bình Phước, Kiên Giang và tỉnh Quảng Trị.

Tại các thị trường tiêu thụ, đặc biệt tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, việc vận chuyển, giao nhận vẫn bằng hình thức sang từ xe vận chuyển lớn sang các xe trung chuyển nhỏ trong đêm tại các bãi xe nằm vùng ven như huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, Quận 12, Bình Dương…

Các đối tượng thực hiện gian lận thương mại qua các phương thức thủ đoạn như lợi dụng việc đấu giá đường nhập lậu bị tịch thu để đưa hàng hóa trở lại thị trường một cách hợp pháp. Ngoài ra, lợi dụng phương thức chỉ xử lý hành chính các hành vi nhập lậu, gian lận thương mại đường lậu, lợi dụng hoạt động san chia, đóng gói hoặc sản xuất đường phèn. Sau công đoạn đóng bao mới, đường nhập lậu sẽ biến thành đường nội địa đem đi tiêu thụ.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị cơ quan chức năng tiêu hủy tất cả đường nhập lậu đường đóng trong bao bì sản xuất tại Thái Lan nhưng không có chứng từ chứng minh nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ - bị tịch thu (căn cứ quy định tại mục 3 điều 55 Luật An toàn thực phẩm).

Chấm dứt việc đấu giá để tiếp tục lưu thông đường đóng trong bao bì sản xuất tại Thái Lan nhưng không có chứng từ chứng minh nhập khẩu và nguồn gốc xuất xứ; tổ chức giám sát kiểm tra các cơ sở san chia, đóng gói mặt hàng đường và sản xuất đường phèn bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về mặt hàng đường.

Thực hiện kiểm tra, điều tra đối với các vụ việc hành vi khai khống giá và khối lượng đường qua các cửa khẩu Tây Nam cũng như hoạt động chuyển tiền qua biên giới để buôn lậu đường và sử dụng đường lậu để khai báo tái xuất.

Đồng thời, cho phép Hiệp hội Mía đường Việt Nam tham gia cơ chế huy động nguồn kinh phí đóng góp tự nguyện từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng đường để hình thành Quỹ hỗ trợ kinh phí tiêu hủy đường nhập lậu bị tịch thu.

Ông Đỗ Hồng Trung, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho biết, để nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với mặt hàng thuốc lá và đường cát trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, nhất là các văn bản chỉ đạo về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả mặt hàng thuốc lá, đường cát.

Chủ động trong nắm tình hình, nhận diện phương thức, thủ đoạn, quy luật hoạt động, đối tượng, đường dây, tuyến địa bàn trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để triển khai các biện pháp đấu tranh phòng chống.

"Cùng với đó, các Hiệp hội, doanh nghiệp phối hợp với các lực lượng chức năng, địa phương trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ trái phép thuốc lá, đường cát ngoại", Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia Đỗ Hồng Trung nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận