Ý nghĩa lì xì trong ngày Tết không phải ai cũng biết

Người Việt quan niệm, lì xì tượng trưng cho những điều may mắn mà ta có thể trao cho nhau, cầu mong mọi sự bình yên, hạnh phúc thuận lợi trong năm mới.

Tục lệ lì xì đầu năm mới đã có từ thời xa xưa và xuất xứ từ Trung Quốc. Tương truyền: Có một gia đình nhà nọ ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà biết rằng chú bé này sẽ gặp họa với yêu quái nên biến thành 8 đồng tiền đồng, cha mẹ chú đem gói vào một mảnh giấy đỏ, đặt bên cạnh gối đứa bé. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên khiến con quái vật hoảng sợ phải bỏ chạy. Từ đó lì xì được coi như "lá bùa" trừ tà ma, yêu quái trong đêm giao thừa.

Chữ lì xì có nghĩa gì?

Lì xì là phiên âm của từ "lợi thị" trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn. Người nhận được tiền lì xì vô cùng thích thú.

Nguồn gốc của phong tục lì xì ngày tết

Tục lệ mừng tuổi đã xuất hiện từ thời xa xưa và được bắt nguồn từ Trung Quốc với nhiều câu chuyện về sự ra đời của nó. Tương truyền rằng, tại Đông Hải có rất nhiều yêu quái gây hại cho người dân, chúng bị các thần tiên hạ giới giam giữ, tuy nhiên hàng năm các vị thần sẽ phải về trời vào thời khắc giao thừa.

Lúc này lũ yêu quái sẽ lộng hành, xoa đầu trẻ nhỏ đang ngủ, khiến trẻ em giật mình và bật khóc. Hôm sau, những đứa trẻ sẽ bị sốt, đau đầu, làm cho cha mẹ không dám ngủ thức để canh chừng. Vào một lần, 8 vị tiên đi ngang thấy cảnh này liền hoá thành những đồng tiền nằm bên cạnh những đứa bé và bảo cha mẹ gói vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái.

Khi quái vật đến, những đồng tiền này bỗng nhiên lóe lên khiến cho chúng sợ hãi bỏ chạy. Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người, từ đó đến Tết mọi người sẽ bỏ tiền vào phong bì đỏ để tặng trẻ con, với mong muốn mau ăn, chóng lớn và khỏe mạnh. Từ đó đã trở thành phong tục mừng tuổi đầu năm mới đến hiện tại.

Ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết

Lì xì đầu xuân là một phong tục, một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa đến nay. Với mong muốn đem đến những điều tốt đẹp, may mắn trong năm mới. Việc mừng tuổi không chỉ giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài suốt 3 ngày lễ chính đầu năm, thậm chí còn kéo dài đến mùng 7, mùng 8 là chuyện bình thường.

Bắt đầu vào thời khắc giao thừa, người lớn tuổi trong gia đình sẽ mừng tuổi cho con cháu và các cháu sẽ chúc Tết lại ông bà để lấy may cả năm. Những người lớn cũng có thể được mừng tuổi từ chủ nhà hoặc ngược lại. Ý nghĩa của phong tục ngày Tết này không nằm ở giá trị đồng tiền bên trong, mà là mong ước các bé mau ăn chóng lớn, chăm chỉ học hành, ngoan ngoãn, khoẻ mạnh.

Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, có sự kín đáo không so bì hơn thua số tiền bên trong. Màu đỏ của bao cũng tương trưng cho sự như ý, thịnh vượng, cát tường, bình an trong cả một năm, với hy vọng may mắn.

Ý nghĩa lì xì trong ngày Tết không phải ai cũng biết

Tại sao lì xì đặt trong phong bao màu đỏ?

Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Quan niệm khác nhau về lì xì giữa các quốc gia châu Á

Tại Singapore, lì xì không chỉ là những đồng tiền mới có mệnh giá từ 2-20 Đô Sing, mà có thể chứa cả voucher, coupon, vé xe tháng, tem, ngân phiếu, tiền xu hay một vé du lịch, phiếu ăn nhà hàng. Điều này thể hiện tinh thần hiện đại hòa chung trong không khí truyền thống của ngày Tết trên đất Sing.

Trong khi mọi nơi đều ưa chuộng phong bao đỏ thì riêng ở Nhật Bản người ta lại dùng bao lì xì màu trắng có in hoa văn hoặc những hình trang trí ngộ nghĩnh, trên đó còn ghi tên của người nhận.

Những người Mã Lai theo đạo Hồi sinh sống ở Malaysia, Brunei, Indonesia và Singapore cũng sớm tiếp nhận tục lệ mừng tuổi người già và trẻ nhỏ trong Tết Eid al-Fitr của người Hồi giáo. Tuy vậy, thay vì dùng phong bao đỏ, họ dùng phong bao xanh lá cây.

Lì xì bao nhiêu là đủ

Qua thời gian, tục lệ lì xì đã phần nào mất đi những nét đẹp vốn có, khiến câu hỏi "lì xì bao nhiêu là đủ?" trở thành những đắn đo chung trong ngày Tết. Ấy vậy mà có thể bạn chưa biết, trong khi người Hoa xa xưa thường dành tặng một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi và có một tên gọi khác là tiền mừng tuổi.

Số tiền ở đây phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ thân thiết. Tuy nhiên, cần tránh sự phân biệt chênh lệch giá trị tiền giữa các anh chị em, con cháu trong gia đình. Đa phần người Việt thường lì xì tờ 50.000, 100.000 hoặc 200.000 đồng cho người thân.

Những điều cần tránh khi lì xì mừng tuổi đầu năm

Lì xì đầu năm đã trở thành phong tục của người Việt mỗi dịp đầu xuân năm mới. Tuy nhiên, khi lì xì tuổi mới, cũng có một số điều cần tránh như:

Không lì xì tiền lẻ: Để số tiền chẵn trong bao lì xì với hàm ý một năm đầy đủ, trọn vẹn. Tương tự khi bạn đi đám cưới, đám tiệc cũng sử dụng tiền chẵn.

Tránh số 4: Tiền lì xì ngày Tết cần phải tránh số 4 như 40 ngàn, 400 ngàn. Bởi theo dân gian, số 4 đọc là "tứ" gần giống với "tử" nên người ta rất kỵ số này.

Không vòi thêm lì xì: Nhất là những đứa trẻ thường hay vòi thêm lì xì từ ông bà, cha mẹ, điều này là bất kính cùng với đó là làm mất đi ý nghĩa truyền thống của bao lì xì ngày đầu năm.

Không mở bao lì xì trước mặt người tặng: Việc mở bao lì xì là việc rất riêng tư và khi mở bao lì xì trước mặt người tặng được xem như là hành động bất lịch sự, xem nặng đồng tiền hơn tấm lòng của người tặng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất

Năm 2025, thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, với nguy cơ gia tăng căng thẳng thương mại và chủ nghĩa bảo hộ. Trong bối cảnh đó, bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới, Bộ Công Thương đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc phát triển mạnh thị trường trong nước để đảm bảo tăng trưởng bền vững. Như những giai đoạn trước đây, thị trường trong nước tiếp tục là bệ đỡ quan trọng giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định sản xuất.
Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Bảo đảm bộ máy nhà nước đi vào hoạt động thông suốt, không bị gián đoạn sau khi thực hiện sắp xếp

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Công điện số 20/CĐ-TTg ngày 26/2/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 190/2025/QH15 ngày 19/2/2025 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phá đường dây mua bán thông tin ngân hàng, rửa tiền nghìn tỷ cho người nước ngoài

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai vừa triệt phá thành công, bắt giữ nhóm đối tượng mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng, rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài, số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.
Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Đắk Lắk: Bắt 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả

Chiều ngày 21/2/2025, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã phát hiện xử lý 2 vụ sản xuất, buôn bán cà phê bột giả, thu giữ nhiều tang vật.
Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30/6, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng

Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, tất cả lãnh đạo, cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) phải xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng và sử dụng chữ ký số để giải quyết công việc.
Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội khóa XV

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Thông qua 2 Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ

Ngày 18/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết số 176/2025/QH15 về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 177/2025/QH15 về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Sáng nay (19/2): Bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 của Quốc hội

Theo chương trình nghị sự, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc vào sáng nay (19/2) sau 6,5 ngày làm việc với tinh thần tích cực, khẩn trương, trách nhiệm để xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận