3 đơn vị đươc cấp phép sản xuất thuốc điều trị covid-19

Ngày 17/2, Cục Quản lý Dược đã cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir 400mg do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất; thuốc Molravir 400mg của Công ty CP dược phẩm Boston Việt Nam và Movinavir của Công ty CP dược phẩm Mekorpha.

Bắt giữ lượng lớn thuốc điều trị Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh

Phát hiện hàng trăm hộp thuốc điều trị Covid-19 không rõ chất lượng

Phát hiện lô thuốc "điều trị Covid-19' không rõ nguồn gốc

Đây là 3 đơn vị đủ điều kiện đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất thuốc Molnupiravir tại Việt Nam. Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu 3 công ty sản xuất thuốc trong nước phối hợp với các cơ sở điều trị thực hiện đúng các quy định hiện hành về thuốc kê đơn, theo dõi an toàn, hiệu quả, tác dụng không mong muốn của thuốc kháng virus trên người Việt Nam và tổng hợp, báo cáo theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 32/2018/TT-BYT.

10 ngày trước, Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc MPP (Medicine Patent Pool), công bố thông tin Stellapharm là công ty duy nhất của Việt Nam nằm trong 27 đơn vị được MPP cấp các giấy phép con không độc quyền cho phép sản xuất thuốc điều trị COVID-19 Molnupiravir.

MPP là tổ chức quốc tế được Merck Sharp & Dohme (MSD) uỷ quyền xét cấp giấy phép nhượng quyền tự nguyện cho việc sản xuất thuốc Molnupiravir cho các nhà sản xuất trên toàn cầu đủ điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chí xét duyệt của MSD. Đại diện Stellapharm Việt Nam cho biết, việc tham gia thỏa thuận với Tập đoàn dược phẩm MSD thông qua MPP sẽ tạo điều kiện cho Stellapharm Việt Nam cung cấp sản phẩm Molnupiravir cho Việt Nam và 105 nước trên thế giới. Người dân đã có cơ hội tiếp cận thuốc điều trị COVID-19 có nguồn gốc chính thống với giá cả hợp lý.

3 đơn vị đươc cấp phép sản xuất thuốc điều trị covid-19
3 đơn vị đươc cấp phép sản xuất thuốc điều trị covid-19

Trước khi được cấp phép, Molnupiravir được thử nghiệm lâm sàng song song ở các nước Mỹ, Ấn Độ và thử nghiệm lâm sàng tại cơ sở thu dung điều trị của Bệnh viện Thống Nhất, Khoa Y tế công cộng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Chương trình thử nghiệm đã được tiến hành với số lượng trên 80.000 bệnh nhân tại 51 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Kết quả được Bộ Y tế công bố khi điều trị F0 trong cộng đồng, cho thấy Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus, giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị với tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR sau 5 ngày âm tính; tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02%-0,06% và không có ca nào dẫn đến tử vong.

Thông qua chương trình thử nghiệm này, đặc biệt là chương trình “Sử dụng thuốc có kiểm soát tại cộng đồng”, Molnupiravir 400 mg do Stellapharm sản xuất đã được đánh giá thực tế với công nhận kết quả thử nghiệm lâm sàng của Hội đồng Đạo đức Y sinh học Quốc gia cũng như giấy chứng nhận của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.

Sau khi được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành có điều kiện cho 3 sản phẩm thuốc điều trị COVID-19, chiều nay (17/2), cả 3 đơn vị này cho biết đang phối hợp với các nhà phân phối nhằm đảm bảo việc phân phối được thực hiện nhanh chóng, rộng rãi nhất trên cả nước nhưng luôn đảm bảo tuân thủ tuyệt đối các quy định của Bộ Y Tế đối với sản phẩm đặc biệt này.

3 đơn vị đươc cấp phép sản xuất thuốc điều trị covid-19
Lực lượng quản lý thị trường xử lý nhiều vụ buôn bán vận chuyển thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc

Thời gian gần đây trên cả nước số ca mắc Covid-19 tăng cao, lợi dụng vào tâm lý lo lắng của nhiều F0 khi phải điều trị tại nhà, trên mạng xã hội, một số đối tượng đã rao bán thuốc kháng viêm, chống đông, thuốc kháng virus điều trị Covid-19 giá cao. Các loại thuốc được giới thiệu do Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ sản xuất, đủ các mức khác nhau, mức giá chênh lệch có thời điểm lên tới vài triệu đồng.

Khảo sát trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, không thiếu tài khoản rao bán các loại thuốc này. Nhiều tài khoản facebook còn rao bán công khai đủ loại thuốc xách tay từ nước ngoài về, thậm chí bán theo “combo” như: Thuốc dự phòng virus Arbidol được cho là uống phòng chống khi tiếp xúc với F0, có thể uống trong thời gian điều trị nếu mắc với giá 390.000/hộp; thuốc đặc trị Covid-19 Molnupiravir với giá từ 3.000.000 - 4.500.000 đồng/hộp.

Nhiều người bị F0, dù biết những loại thuốc này chưa được phép lưu hành, nhưng vì tin vào “sản phẩm xách tay từ châu Âu” nên đã bỏ tiền triệu ra để mua về uống. Thậm chí, nhiều bậc phụ huynh còn mua cả thuốc dành cho trẻ em (dạng viên nén, pha nước hoặc siro) để tự điều trị cho con cái của mình.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế thu hồi nước rửa tay, dung dịch vệ sinh phụ nữ kém chất lượng

Bộ Y tế thu hồi nước rửa tay, dung dịch vệ sinh phụ nữ kém chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới đây đã liên tục ra thông báo về việc thu hồi sản phẩm nước rửa tay, dung dịch vệ sinh phụ nữ kém chất lượng
Thủ trướng chỉ đạo 5 Bộ vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu điều nguy cơ bị lừa đảo

Thủ trướng chỉ đạo 5 Bộ vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu điều nguy cơ bị lừa đảo

Văn phòng Chính phủ vừa có công điện số 1583 gửi tới 5 bộ ngành trên, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xuất khẩu điều sang thị trường châu Âu.
Trung Quốc lại dừng thông quan hàng hóa ở Cửa khẩu Hữu Nghị

Trung Quốc lại dừng thông quan hàng hóa ở Cửa khẩu Hữu Nghị

Trung Quốc lại tạm dừng thông quan hàng hóa qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị Quan và Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) sau khi phát hiện lái xe chuyên trách nhiễm Covid-19.
Khởi tố, bắt tạm giam 2 sỹ quan Học viện Quân y liên quan đến vụ án Việt Á

Khởi tố, bắt tạm giam 2 sỹ quan Học viện Quân y liên quan đến vụ án Việt Á

Khởi tố, bắt tạm giam 2 cán bộ Học viện Quân y liên quan vụ kit xét nghiệm COVID-19- Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam thượng tá Hồ Anh Sơn - phó giám đốc Viện Nghiên cứu y dược học quân sự - và đại tá Nguyễn Văn Hiệu - trưởng phòng trang bị, vật tư - thuộc Học viện Quân y để điều tra sai phạm.
"Thay tên đổi họ", Công ty Maroc tiếp tục lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam

"Thay tên đổi họ", Công ty Maroc tiếp tục lừa đảo doanh nghiệp Việt Nam

Một doanh nghiệp tại Maroc đã từng lừa đảo doanh nghiệp xuất khẩu đồ uống của Việt Nam, giờ lại tiếp tục lừa đảo một doanh nghiệp xuất khẩu hàng nhựa nguyên liệu của Việt Nam bằng cách “thay tên đổi họ”.
Ma trận kit test, thuốc điều trị Covid-19

Ma trận kit test, thuốc điều trị Covid-19

Trong thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) trên cả nước đã liên tục bắt giữ các vụ vận chuyển, kinh doanh các thiết bị vật tư y tế và thuốc khám chữa bệnh Covid 19 vi phạm, trong đó nổi bật là: kit test, thuốc điều trị covid 19 nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sản phẩm của Acecook Việt Nam tiếp tục bị cảnh báo ở châu Âu

Sản phẩm của Acecook Việt Nam tiếp tục bị cảnh báo ở châu Âu

Acecook Việt Nam cho biết đã nhận được cảnh báo của Hệ thống thông báo an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu đối với sản phẩm "Đệ nhất mì gia" hương vị bò viên rau thơm do có hàm lượng 2-CE vượt mức quy định của châu Âu.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận