6 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 53,01 tỷ USD. Xuất siêu ở mức kỷ lục 12,07 tỷ USD; tăng 43,7% chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước.
Hàng nghìn xe nông sản xuất qua các cửa khẩu Lạng Sơn mỗi ngày Giá nông sản tăng mạnh kéo chỉ số giá hàng hóa hồi phục Giá nhiều mặt hàng nông sản đồng loạt giảm mạnh

Năm 2024, dự báo nông sản Việt Nam tiếp tục 'rộng đường ra biển lớn'. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành nông nghiệp phải đối mặt với “3 cái khó”, là thị trường, thời tiết và dịch bệnh. Nhiều ý kiến cho rằng, thị trường và khống chế dịch bệnh, ngành nông nghiệp sẽ cố kiểm soát nhưng về thời tiết thì khó đoán định.

Bộ NNPTNT cho biết, năm 2023 Việt Nam có 6 mặt hàng nông sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là rau quả (5,69 tỷ USD), gạo (4,78 tỷ USD), hạt điều (3,63 tỷ USD), cà phê (4,18 tỷ USD), tôm (3,38 tỷ USD), gỗ và sản phẩm gỗ (13,37 tỷ USD).

Tới nay, nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Theo bộ NNPTNT, năm 2023, sản lượng lúa đạt 43,4 triệu tấn (tăng 1,7% so với năm 2022); sản lượng thịt hơi các loại đạt 7,6 triệu tấn (tăng 3,5%); sản lượng thủy sản 9,3 triệu tấn (tăng 2,9%).

Năm 2023, rau quả và gạo thắng lớn. Xuất khẩu gạo đạt 4,78 tỷ USD lập kỷ lục lịch sử về kim ngạch xuất khẩu kể từ năm 1989 (năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo). Đặc biệt, xuất khẩu sầu riêng bùng nổ, thu về khoảng 2,3 tỷ USD, trở thành “trái cây tỷ đô” mới của Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Bộ NNPTNT cho rằng, năm 2024 ngành nông nghiệp sẽ tăng tốc trong xuất khẩu, với tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản khoảng 54 - 55 tỷ USD.

(Ảnh minh họa)

Thuận lợi đã rõ, nhưng khó khăn chưa phải đã hết. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn nhận được những cảnh báo SPS (Hiệp định An toàn thực phẩm và An toàn bệnh dịch động, thực vật) từ các thị trường xuất khẩu; tuy rằng những cảnh báo đó còn ở mức thấp. Lãnh đạo Bộ NNPTNT cho biết, trong 10 tháng của năm 2023, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra 55 cảnh báo đối với nông sản Việt Nam; chỉ chiếm 1,4% trong tổng số 3.865 cảnh báo mà EU đưa ra với tất cả các nước. Rau quả là nhóm hàng bị cảnh báo nhiều nhất với 23 trường hợp, tiếp đó là sản phẩm thủy sản (19) và bánh kẹo và các sản phẩm chế biến khác (13). Vi phạm do dư lượng hóa chất chiếm 58%, vi phạm do độc tố nấm mốc chiếm 9% và vi phạm khác chiếm 33%.

Tuy nhiên, cứ 6 tháng 1 lần, EU sẽ rà soát tất cả các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản, thực phẩm vào thị trường này. Vì thế, nếu làm không tốt, hàng nông sản, thực phẩm Việt Nam nhập khẩu vào EU sẽ bị tăng tần suất kiểm tra.

Năm 2023 là năm gạo Việt Nam “dẫn dắt” thị trường thế giới, lập kỷ lục về kim ngạch ở mức cao nhất sau 34 năm xuất khẩu mặt hàng này.

Về mặt hàng rau quả. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu trái sầu riêng lên tới 2,2 tỷ USD; gấp 5 lần năm 2022 và gấp 10 lần năm 2021. Thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc. Hiện sầu riêng Việt Nam chủ yếu cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan, nhưng sắp tới sẽ có thêm không ít đối thủ trong khu vực, trong đó có Philippines. Trong khi đó, Malaysia cũng đang đẩy nhanh đàm phán để Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng tươi của nước này. Hiện Trung Quốc chỉ nhập sầu riêng đông lạnh của Malaysia.

Tới nay, nông sản Việt Nam đã có mặt ở 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều khu vực, quốc gia với kim ngạch nhập khẩu lớn đã trở thành trọng điểm xuất khẩu của Việt Nam. Đó là những thị trường truyền thống cần nỗ lực giữ vững và khai thác theo chiều sâu. Tuy nhiên, việc xác định những thị trường có giá trị kinh tế cao để từ đó tập trung phát triển là điều cần phải được đặt ra và làm tốt trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1080/QĐ-BCT về Kế hoạch chuyển đổi số của Bộ Công Thương năm 2024.
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 9/5/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Sắp có thêm cặp cửa khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc

Sắp có thêm cặp cửa khẩu song phương Việt Nam - Trung Quốc

Dự kiến, lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) sẽ diễn ra trong tháng 5/2024.
Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Kiên quyết không để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; sẵn sàng phương án cung ứng, huy động tất cả các nguồn điện có thể, chủ động trong trường hợp cần thiết để bảo đảm cung cấp điện, ứng phó với các kịch bản có thể xảy ra, nhất là thời gian cao điểm nắng nóng.
Giá xăng RON 95 giảm hơn 1.400 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm hơn 1.400 đồng/lít

Từ 15h hôm nay (9/5), Liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Theo đó, ggiá xăng RON 95 giảm mạnh so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 23.540 đồng (giảm 1.410 đồng/lít); xăng E5 RON 92 giảm giá so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 22.620 đồng một lít (giảm 1.290 đồng/lít).
Mỹ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Mỹ khởi xướng rà soát cuối kỳ lần thứ nhất túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam

Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thông báo khởi xướng cuộc rà soát cuối kỳ lần thứ nhất đối với lệnh áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp sản phẩm túi dệt nhập khẩu từ Việt Nam.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận