Acecook Việt Nam lên tiếng về gói súp "Hảo Hảo Tôm Chua Cay" bán trên thị trường

Trong thời gian qua, trên thị trường và nhiều trang thương mại điện tử đã xuất hiện một số cửa hàng, cá nhân kinh doanh gói súp “Hảo Hảo Tôm Chua Cay” của Acecook Việt Nam. Công ty CP Acecook Việt Nam Việt Nam đã khẳng định "chỉ sản xuất và kinh doanh sản phẩm mì ăn liền “Hảo Hảo Tôm Chua Cay”. Tất cả các gói súp “Hảo Hảo Tôm Chua Cay” bị bóc tách từ sản phẩm mì ăn liền để bán riêng trên thị trường, dưới bất kỳ hình thức nào, đều không phải là hoạt động thương mại của công ty chúng tôi”.

"Hành vi tùy tiện tách gói súp Acecook Việt Nam để bán riêng của một số cửa hàng, cá nhân là vi phạm pháp luật"

Tại một số tỉnh thành, Công ty Acecook Việt Nam Việt Nam đã phát hiện có cửa hàng trưng bày và treo biển bán mì Hảo Hảo giá 75.000 đồng/thùng. Cụ thể: Gói mì trong thùng đã bị rạch ra để lấy gói súp bán riêng; sau đó gói mì được dán và đóng thùng để bán với giá 75.000 đồng/thùng (ghi rõ thùng mì không có gói súp). Điều đáng nói là đơn vị bán hàng không phải là nhà phân phối của Acecook Việt Nam. Hành vi nêu trên có khả năng làm thay đổi tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm ban đầu. Ngoài ra, trên hàng loạt sàn thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee,… và một số trang mạng xã hội như Facebook, zalo, Tiktok… cũng đang kinh doanh buôn bán tràn lan gói súp được lấy ra từ gói mì ăn liền “Hảo Hảo Tôm Chua Cay” để bán riêng. Hành vi này không đảm bảo được yếu tố bảo quản và hạn sử dụng của gói súp.

Theo đại diện của Acecook Việt Nam, công ty này bán thương phẩm mì ăn liền, trên bao gói sản phẩm có thể hiện rõ ràng, đầy đủ hạn sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, khi một số cửa hàng, cá nhân tùy tiện bóc tách gói súp ra bán riêng thì trên gói súp không có ghi hạn sử dụng sản phẩm. Như vậy, khi người tiêu dùng sử dụng những gói súp không có hạn sử dụng này thì không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Acecook Việt Nam lên tiếng về gói súp "Hảo Hảo Tôm Chua Cay" bán trên thị trường
Acecook Việt Nam lên tiếng về gói súp "Hảo Hảo Tôm Chua Cay" bán trên thị trường

Cần ngăn chặn hành vi sản xuất và kinh doanh gói súp giả

Đại diện Công ty Acecook Việt Nam cũng cho biết, không phải chỉ có hành vi bóc tách gói súp ra bán riêng, mà trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội còn xuất hiện một số cửa hàng kinh doanh gói súp giả, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn đó là sản phẩm của Acecook Việt Nam. Hành vi vi phạm pháp luật này không những làm ảnh hưởng đến uy tín của Acecook Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng khi sử dụng phải những sản phẩm giả, không đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm này.

Acecook Việt Nam Việt Nam đã kiên quyết vạch trần những thủ đoạn tinh vi của các đối tượng làm hàng giả. Cụ thể, Công ty Acecook Việt Nam đã kiến nghị Cục Cạnh Tranh Bảo Vệ Người Tiêu Dùng và Tổng Cục Quản Lý Thị Trường (Bộ Công Thương) hỗ trợ xử lý, đồng thời gửi văn bản chính thức đề nghị các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki… ngăn chặn hành vi bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Hành động kiên quyết này của Acecook Việt Nam nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, và bảo vệ uy tín của công ty.

Người dân cùng doanh nghiệp, Chính Phủ chung tay chống hàng giả

Theo báo cáo tại cuộc họp giao ban công tác quý 3, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả cho biết thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Theo đó, trong 9 tháng qua, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý hơn 100.000 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 7.500 tỷ đồng, khởi tố 1.615 vụ việc với 2.148 đối tượng. Để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội; Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.

Trên trang web chính thức, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã phát đi thông báo kịp thời khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng các gói súp mì ăn liền “Hảo Hảo Tôm Chua Cay” bị bán riêng lẻ, và đó cũng là cách tẩy chay hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo đó, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo người tiêu dùng cần xác minh, tìm hiểu kỹ thông tin của đơn vị bán hàng; có thể thông qua các công cụ tìm hiểu, các đánh giá (review) về cửa hàng và sản phẩm… để tăng mức độ hiểu biết, hỗ trợ cho quyết định đặt hàng của mình.

Quý IV là thời điểm chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, hiện Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành và địa phương đang ráo riết xây dựng các kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết. Cụ thể như: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ có dấu hiệu tiêu cực, bảo kê tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; nắm chắc tình hình, nhận diện rõ phương thức, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả; có giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, đánh trúng, đánh đúng, đấu tranh ngăn chặn, triệt phá các vụ vi phạm.

Thông tư 05/2019/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành có quy định rõ: Điều 6: Ghi tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; trong đó Khoản 3: Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc. Riêng việc sản xuất kinh doanh hàng giả là hành vi vi phạm pháp luật và vị xử lý hình sự dựa theo Điều 193 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tăng mức phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nghị định số 24/2025/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Tăng cường kiểm tra vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm xuất khẩu

Văn phòng Chính phủ có văn bản số 1407/VPCP-NN ngày 20/2/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về thông tin báo chí phản ánh "Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo".
Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn giả danh lực lượng Công an để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Qua thông tin nhận được từ quần chúng nhân dân, Công an tỉnh Sóc Trăng phát hiện một số đối tượng xấu đang thực hiện hành vi giả danh cán bộ Công an tỉnh Sóc Trăng để gọi điện cho người dân trên địa bàn nhằm thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo trên không gian mạng

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Cảnh giác với cuộc gọi lạ giả danh nhân viên điện lực

Ngày 17/2, Công an TP. Hà Nội phát thông báo đề nghị nhân dân cảnh giác trước những cuộc gọi lạ, nhất là trong những ngày qua có nhiều đối tượng giả danh nhân viên điện lực gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Nhận diện các loại ma tuý mới, ma tuý núp bóng bánh kẹo, thực phẩm chức năng

Hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều loại ma túy mới, thậm chí chưa có trong danh mục kiểm soát của Chính phủ được mua bán, sử dụng trái phép khiến công tác phòng ngừa, đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn.
Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Cảnh báo khẩn cấp tình trạng giả mạo khách sạn, homestay lừa chiếm đoạt tiền đặt phòng nghỉ

Trong thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo liên tục thay đổi các thủ đoạn để tiếp cận các nạn nhân, nhiều du khách đã gặp phải tình trạng giả mạo các resort, khách sạn, homestay trên các nền tảng trực tuyến, gây nên thiệt hại lên tới cả tỷ đồng.
Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo dịp lễ Valentine

Valentine vốn được xem là ngày lễ tình nhân, đây cũng là cơ hội để các đối tượng lừa đảo tình cảm hướng tới mục đích chiếm đoạt tài sản từ các nạn nhân.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận