Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương (kèm theo Quyết định số 2720/QĐ-BCT ngày 17/10/2023) thực hiện Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Kế hoạch nhằm xác định cụ thể các nội dung công việc thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện và thời gian hoàn thành trong việc tổ chức triển khai Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ, cũng như triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Xây dựng, biên soạn tài liệu phổ biến, tuyên truyền, tập huấn chuyên sâu các nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để các cơ quan, tổ chức có liên quan tham khảo, sử dụng thống nhất trên toàn quốc;

Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu, quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các điểm mới của Luật bằng các hình thức đa dạng, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế;

Tổ chức thực hiện các chuyên mục, chương trình, tin, bài phổ biến Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật này và các văn bản pháp luật có liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật;

Tổ chức rà soát văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các;

Bộ, ngành và địa phương về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Đôn đốc, hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương tổ chức rà soát văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổng hợp kết quả rà soát và đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan;

Xây dựng, ban hành văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Xây dựng Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ;

Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

Xây dựng và triển khai thực hiện các dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đôn đốc ban hành quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;

Rà soát, tổng kết việc thực hiện Quyết định số 1157/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025;

Tổ chức xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai thực hiện các dự án, đề án, chương trình sau: Chương trình cấp quốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Các dự án, đề án, chương trình, hoạt động cấp quốc gia khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 75 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Hướng dẫn, đôn đốc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và ban hành kịp thời quy chế phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa các cơ quan nhà nước có liên quan tại địa phương theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 77 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để đảm bảo tổ chức triển khai thi hành; Luật này đồng bộ, thống nhất và hiệu quả tại địa phương.

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị có liên quan trong Bộ thực hiện Kế hoạch; kịp thời báo cáo Bộ trưởng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Cùng chuyên mục

Tin khác

"Sập bẫy" cuộc gọi giả mạo Công an, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa 15 tỷ đồng

"Sập bẫy" cuộc gọi giả mạo Công an, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa 15 tỷ đồng

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, "sập bẫy" của các đối tượng. Mới đây, Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 15 tỷ đồng.
Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge International

Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh Cambridge International

Công an TP. Hà Nội ngày 15/4 cho biết, Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP. Hà Nội đã khởi tố bị can đối với 6 đối tượng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến việc cấp chứng chỉ tiếng Anh.
Nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Qua phân tích các kết quả xét nghiệm, có thể kết luận nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm liên quan đến cửa hàng bánh mì trên địa bàn thành phố Long Khánh có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Giả danh cảnh sát để hẹn hò lừa đảo hàng loạt phụ nữ

Giả danh cảnh sát để hẹn hò lừa đảo hàng loạt phụ nữ

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần tuyệt đối cẩn trọng khi có những đối tượng lạ làm quen trên nền tảng mạng xã hội hay những ứng dụng hẹn hò online.
Cảnh báo hiểm họa từ chất ma túy mới “núp bóng” thực phẩm, đồ uống

Cảnh báo hiểm họa từ chất ma túy mới “núp bóng” thực phẩm, đồ uống

Thời gian gần đây, trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện nhiều loại ma túy mới “núp bóng” dưới các dạng thực phẩm, đồ uống. Loại ma túy này do tội phạm “pha trộn”, “tẩm ướp”, đóng gói dưới dạng thực phẩm, đồ uống như cà-phê, bánh, nước ngọt với các mẫu mã bắt mắt.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo gọi điện mời tham gia hội nhóm telegram, zalo đầu tư tài chính

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo gọi điện mời tham gia hội nhóm telegram, zalo đầu tư tài chính

Các cuộc gọi rác được thực hiện thông qua đầu số 5656, 156 nhằm lừa đảo người tiêu dùng.
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn khi sử dụng thực phẩm hàng ngày

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn khi sử dụng thực phẩm hàng ngày

Liên tục những ngày qua, thông tin xung quanh vụ gần 500 người nghi ngộ độc do ăn bánh mì tại tiệm B (Đồng Nai) thu hút đặc biệt sự quan tâm của bạn đọc. Trong đó, vấn đề được đặt ra là câu chuyện quản lý an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố sẽ ra sao nếu để xảy ra tình trạng ngộ độc đối với người tiêu dùng.
Giả danh nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo để chiếm đoạt tài sản

Giả danh nhân viên Công ty Xổ số kiến thiết Thủ đô để lừa đảo để chiếm đoạt tài sản

Các đối tượng quảng cáo, nhắn tin, giả danh là nhân viên công ty xổ số kiến thiết Thủ đô, yêu cầu khách hàng nếu muốn được cung cấp số lô, số đề, phải chuyển tiền vào tài khoản kiểm soát viên do chúng cung cấp để chiếm đoạt.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận