Bình Định: Tập trung triển khai Kế hoạch 888 trên địa bàn tỉnh

Trong 9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Kế hoạch 888) trên địa bàn quản lý, góp phần giữ vững ổn định thị trường địa phương.

Hiện nay, trên thị trường hàng giả được sản xuất ngày càng tinh vi, khó phân biệt, do vậy công tác phòng chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan, doanh nghiệp mới hiệu quả. Bên cạnh đó, Thương mại điện tử ngày càng phát triển, việc mua bán trực tuyến (online) diễn ra mạnh mẽ, tiềm ẩn nhiều hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái trên thị trường và lợi dụng dịch vụ chuyển phát nhanh để vận chuyển hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm.

Hơn thế nữa, tình hình kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ là một trong các hành vi vi phạm diễn ra phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại. Thực tế, việc tiêu thụ hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng, nhất là mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm…

Thực hiện Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT ngày 22/3/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường phê duyệt kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021 – 2025, Ngay từ đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn; thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời xử lý, ngăn chặn triệt để tình trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, trong đó chú trọng đến các cơ sở kinh doanh tại các điểm du lịch, các tuyến đường trọng điểm, tuyến phố du lịch của tỉnh, với các nhóm mặt hàng: Rượu bia, nước giải khát, đường, thực phẩm chức năng, thuốc tân dược, mỹ phẩm, hàng điện tử, bột giặt, các sản phẩm thời trang, hàng dệt may (vải, quần áo, túi xách, ...) và một số các mặt hàng thường xuyên bị làm giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trên môi trường thương mại truyền thống và thương mại điện tử. Qua đó, đã đạt được kết quả nhất định.

Trong 9 tháng năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định đã thực hiện kiểm tra, xử lý theo Kế họach 888 là 37 vụ về hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và xử phạt với số tiền trên 500 triệu đồng, trị giá hàng hoá buộc đối tượng tiêu hủy gần 400 triệu đồng, trị giá hàng hoá tịch thu gần 200 triệu đồng, trong đó có xử lý trên lĩnh vực Thương mại điện tử.

Điển hình trên môi trường thương mại điện tử, đầu năm 2024, thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, theo nguồn tin báo đã được thẩm tra, xác minh qua nền tảng mạng xã hội facebook, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Phòng Thanh tra - Pháp chế - Cục QLTT tỉnh Bình Định, Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định, Công an thị xã Hoài Nhơn, Công an Phường Hoài Thanh tiến hành kiểm tra đối với Hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Tại thời điểm kiểm tra, Hộ kinh doanh kinh doanh hàng hóa là túi xách các loại, do nước ngoài sản xuất, hàng hóa có chữ bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam, toàn bộ hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam. Vụ việc đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Trinh Shop với số tiền 102.500.000 đồng về hành vi Buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm: 1.110.000 đồng; đồng thời, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây hại cho sức khỏe con người nêu trên

Ngày 13, 15/8/2024, Đội QLTT số 3 phối hợp với Đội 3 Phòng PC03 – Công an tỉnh Bình Định kiểm tra và xử lý 03 cơ sở kinh doanh kinh doanh mặt hàng xe gắn máy hai bánh (điện) các loại; Vụ việc đã được cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tiền 107.500.000 đồng, đồng thời, tịch thu toàn bộ hàng hoá vi phạm với trị giá138.300.000 đồng.

Trước đó, từ ngày 15/4/2024 đến ngày 25/6/2024, Đội Quản lý thị trường Đội Quản lý thị trường số 4 đã kiểm tra 10 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức trên địa bàn. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 10 doanh nghiệp vi phạm về giả mạo nhãn hiệu Chanel. Cục trưởng đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 doanh nghiệp trên với tổng số tiền 168 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Đội Quản lý thị trường số 2, đã kiểm tra 04 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức trên địa bàn. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện 01 doanh nghiệp vi phạm về giả mạo nhãn hiệu Chanel và 03 doanh nghiệp vi phạm về biển hiệu, niêm yết giá. Cục trưởng và Đội trưởng Đội QLTT số 2 đã ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 04 doanh nghiệp trên với tổng số tiền 31,5 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Các Đội QLTT cùng lực lượng Công an kiểm tra, tạm giữ hàng hóa vi phạm

Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Định tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật và ký cam kết không bày bán hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhất là với các tổ chức, cá nhân đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử và kinh doanh trên các nền tảng số; kiên quyết xử lý các trường hợp kinh doanh hàng hóa hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, góp phần ổn định tình hình thị trường tại địa phương. Phấn đấu, đến hết năm 2025, có 100% cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm trong năm 2024 về buôn bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ không tái phạm; 100% tổ chức, cá nhân kinh doanh trên các nền tảng số được tuyên truyền, ký cam kết không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ,…

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sóc Trăng: Xử phạt trên 150 triệu đồng cửa hàng bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Sóc Trăng: Xử phạt trên 150 triệu đồng cửa hàng bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Kết quả tại thời điểm kiểm tra phát hiện cửa hàng đang kinh doanh 4.180 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm các loại không có hóa đơn chứng từ, không có căn cứ để xác định nguồn gốc, nơi sản xuất, với tổng giá trị hàng hóa gần 80 triệu đồng; đồng thời phát hiện tại địa điểm kinh có hành vi vi phạm niêm yết giá hàng hóa không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Lào Cai: Kiểm tra xử lý 49 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 300 triệu đồng trong dịp Tết Trung thu 2024

Lào Cai: Kiểm tra xử lý 49 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính hơn 300 triệu đồng trong dịp Tết Trung thu 2024

Hàng hóa vi phạm chủ yếu gồm: 322 cái bánh trung thu các loại, 5.148 vỉ/hộp kẹo; 174 gói bánh; 3.035 gói gày cay, cá cay, tăm cay; 370 chiếc chân gà ủ muối, 603 sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn các loại (sữa tươi, báng mỳ, gói gia vị các loại), 157 kg xúc xích, chả cá đông lạnh…
Quảng Bình: Khám phương tiện vận tải, phát hiện 82 xe đạp điện và xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Bình: Khám phương tiện vận tải, phát hiện 82 xe đạp điện và xe máy điện không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội Quản lý thị trường số 2 đã tạm giữ toàn bộ tang vật để xác minh, xử lý vụ việc theo quy định. Trị giá tang vật tạm giữ ước tính 320.000.000 đồng.
Liên tiếp phát hiện, triệt phá nhiều vụ vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu với quy mô lớn

Liên tiếp phát hiện, triệt phá nhiều vụ vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu với quy mô lớn

Trong tháng 8, tháng 9 năm 2024 Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ chỉ đạo Đội Quản lý thị trường số 4, Đội Quản lý thị trường số 1 triệt phá liên tiếp 02 vụ vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.
Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

Hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc bán trên tài khoản Tiktok “Phan Thủy Tiên” bị thu giữ

Trên 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu được kinh doanh chủ yếu trên Tiktok, Facebook vừa bị Tổ TMĐT, Cục Nghiệp vụ QLTT đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ. Đây là sản phẩm được một hot Tiktoker thường xuyên livestream bán trên Tiktokshop.
Phú Thọ: Xử phạt 32 vụ việc vi phạm hành chính với số tiền 100 triệu đồng trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Phú Thọ: Xử phạt 32 vụ việc vi phạm hành chính với số tiền 100 triệu đồng trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Bám sát sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp Tết trung thu năm 2024, Cục QLTT tỉnh Phú Thọ đã ban hành văn bản chỉ đạo số 247/QLTTPT-NVTH ngày 16/8/2024 yêu cầu Đội trưởng các Đội QLTT tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng thiết yếu trong dịp tết Trung thu.
Đà Nẵng: Xử phạt hành chính 500 triệu đồng Công ty nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền

Đà Nẵng: Xử phạt hành chính 500 triệu đồng Công ty nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền

Đội QLTT số 5 thuộc Cục QLTT TP. Đà Nẵng tổ chức kiểm tra đột xuất đối với Công ty TNHH MTV H.T.P trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Qua đó đã xử phạt vi phạm hành chính 500.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, có tổng trị giá hàng hóa vi phạm 1.179.200.000 đồng.
Bắt giữ hơn 6.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu tại địa bàn huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ

Bắt giữ hơn 6.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu tại địa bàn huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ

Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP Cần Thơ vừa tiến hành kiểm tra, phát hiện phương tiện xe ô tô nhãn hiệu Toyota Innova có gắn biển số 70A-413.65 có cất giấu 19 túi ni lông màu đen bên trong có chứa đựng 6.280 bao thuốc lá điếu nhập lậu nhãn hiệu Hero và Jet.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận