Bộ Công Thương cảnh báo người tiêu dùng về rủi ro khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng Việt Nam bị thu hút bởi các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới nhờ mức giá rẻ và sự đa dạng về mẫu mã. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các nền tảng chưa đăng ký và chưa được cơ quan nhà nước quản lý có thể dẫn đến những rủi ro, cụ thể:

Nguy cơ tiềm ẩn về chất lượng sản phẩm và về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Các nền tảng TMĐT xuyên biên giới nếu chưa hoàn thiện các nghĩa vụ đăng ký, cấp phép tại Việt Nam theo quy định sẽ không chịu sự giám sát từ các cơ quan chức năng về chất lượng hàng hóa hay cam kết về dịch vụ hậu mãi. Do vậy, trong trường hợp giao dịch phát sinh vấn đề không mong muốn, người tiêu dùng có nguy cơ đối mặt với một số khó khăn. Ví dụ, khi phát hiện sản phẩm nhận được không đúng mô tả, phát sinh lỗi, hỏng hóc hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe, việc người tiêu dùng yêu cầu hoàn trả hoặc bảo hành sản phẩm sẽ trở nên khó khăn. Thậm chí, khi xảy ra tranh chấp, các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký sẽ không thuộc diện phải chịu trách nhiệm pháp lý trong nước. Do không có đại diện hợp pháp tại Việt Nam theo quy định, người tiêu dùng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc liên hệ phản ánh, dẫn đến việc giải quyết khiếu nại trở thành một vấn đề phức tạp và kéo dài.

undefined
Người tiêu dùng cần thận trọng khi mua hàng trên môi trường thương mại điện tử

Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đứng trước rủi ro cao khi mua phải hàng giả, hàng nhái hoặc hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ khi đặt hàng trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký. Những mặt hàng này có thể không đạt tiêu chuẩn an toàn, gây hại cho người tiêu dùng hoặc là những hàng hoá bị cấm tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, đối với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và an toàn như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em và thiết bị điện tử, việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Trong các trường hợp này, do các cơ quan chức năng không thể thực hiện công tác giám sát các trách nhiệm của doanh nghiệpvề đảm bảo chất lượng sản phẩm, trách nhiệm về đảm bảo tính chính xác của việc cung cấp thông tin về sản phẩm nên người tiêu dùng sẽ không nhận được hỗ trợ theo quy định pháp luật từ phía các cơ quan chức năng.

Nguy cơ tiềm ẩn về vấn đề bảo mật thông tin, dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng

Khi mua hàng trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký, người tiêu dùng thường phải cung cấp các thông tin thanh toán phạm vi quốc tế như thẻ tín dụng hoặc thông tin ví điện tử. Những dữ liệu này, nếu không được quản lý và bảo vệ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, có nguy cơ bị đánh cắp hoặc bị khai thác trái phép, dẫn đến các rủi ro lớn về bảo mật thông tin cá nhân. Đặc biệt, nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký không có các cam kết về bảo mật thông tin người tiêu dùng theo quy định của Việt Nam, không có quy trình xử lý sự cố trong trường hợp xảy ra vấn đề và đương nhiên cũng không có trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý theo quy định tại Việt Nam. Do đó, nguy cơ rò rỉ thông tin, dữ liệu cá nhân người tiêu dùng trong quá trình phát sinh các giao dịch trên các nền tảng chưa đăng ký trên là rất lớn, tiềm ẩn khả năng gây ra những tổn thất lớn và ảnh hưởng lâu dài đến người tiêu dùng.

Nguy cơ tiềm ẩn về các trách nhiệm pháp lý liên quan đến thuế đối với các hàng hoá nhập khẩu qua TMĐT

Đặc biệt, người tiêu dùng cũng cần cẩn trọng về rủi ro pháp lý khi mua sắm trên các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký. Hàng hóa mua từ các nền tảng TMĐT xuyên biên giới không lường trước được các nghĩa vụ thuế với mặt hàng nhập khẩu, dẫn đến những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và các vấn đề pháp lý khi sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này có thể khiến người tiêu dùng gặp rắc rối khi sản phẩm bị giữ lại tại cửa khẩu hoặc phải chịu thêm các chi phí phát sinh do thuế không được dự tính hoặc không như thông báo ban đầu.

Trên cơ sở nhận biết, đánh giá các nguy cơ nêu trên, Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng cần thận trọng khi tiến hành các giao dịch trên nền tảng TMĐT, đặc biệt tuyệt đối không thực hiện giao dịch với các nền tảng TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Người tiêu dùng có thể tra cứu danh sách các nền tảng TMĐT đã đăng ký trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT tại địa chỉ trực tuyến online.gov.vn hoặc liên hệ Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng của Bộ Công Thương theo số điện thoại 1800.6838 để có thêm thông tin tham khảo.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo loạt chiêu trò lừa đảo trực tuyến tinh vi đang bùng phát

Cảnh báo loạt chiêu trò lừa đảo trực tuyến tinh vi đang bùng phát

Trong tuần tử ngày 2/12 - 8/12/2024, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tiếp tục đưa ra các cảnh báo, khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện giao dịch qua các đường link không rõ nguồn gốc.
Cảnh giác hành vi giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo

Cảnh giác hành vi giả danh nhân viên giao hàng để lừa đảo

Theo ghi nhận của Bưu điện Việt Nam, trong lĩnh vực chuyển phát, hình thức phổ biến nhất là các đối tượng lừa đảo gọi điện, nhắn tin và tự xưng là bưu tá, người giao hàng để thông báo cho người nhận về một đơn hàng và yêu cầu, thúc ép người nhận chuyển khoản hoặc ấn vào link yêu cầu chuyển khoản trước để nhận hàng.
Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo thông qua nền tảng nghe nhạc trực tuyến Spotify

Cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo thông qua nền tảng nghe nhạc trực tuyến Spotify

Thời gian qua, nhiều người dùng Spotify cho biết họ nhìn thấy nhiều danh sách nhạc, podcast được tạo lập với tiêu đề quảng cáo về các trang web lạ, kêu gọi truy cập nhằm tải về các phần mềm bị bẻ khóa miễn phí.
Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo khi mua "bùa yêu" trên mạng xã hội

Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo khi mua "bùa yêu" trên mạng xã hội

Lợi dụng sự cả tin, mù quáng của các nạn nhân, một nhóm đối tượng lừa đảo đã tự chế phẩm màu và hương liệu rồi đóng vào những lọ thủy tinh nhỏ hoặc chất bột để làm "bùa yêu", sau đó quảng cáo và rao bán cho hàng trăm người trên mạng xã hội.
Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thời gian qua, trên mạng xã hội facebook xuất hiện các tài khoản facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” quảng cáo các trung tâm dạy chơi các môn thể thao này nhằm lôi kéo người dân tham gia rồi chiếm đoạt tài sản.
Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm: Chủ cơ sở bánh mỳ bị phạt 125 triệu đồng

Nhiều người bị ngộ độc thực phẩm: Chủ cơ sở bánh mỳ bị phạt 125 triệu đồng

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng trăm người phải vào bệnh viện theo dõi, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa quyết định xử phạt hành chính đối với chủ cơ sở bánh mỳ 125 triệu đồng.
Người phụ nữ bị lừa 400 triệu đồng khi đăng ký khóa học Pickleball cho con trên mạng

Người phụ nữ bị lừa 400 triệu đồng khi đăng ký khóa học Pickleball cho con trên mạng

Mới đây, vào ngày 26/11/2024, Cơ quan CSĐT Công an quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đăng ký học Pickleball trên mạng.
Gần 1.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 2

Gần 1.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 2

Theo Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”, sau 2 ngày diễn ra tuần thi thứ hai (từ 10 giờ 00 thứ Hai ngày 02/12/2024 đến 10 giờ 00 thứ Tư ngày 4/12/2024), hệ thống ghi nhận gần 200 người dự thi với gần 1.400 lượt thi. Tuần thi này hiện đang tiếp tục diễn ra và sẽ kết thúc vào 09 giờ 00 thứ Hai tuần tới (ngày 09/12/2024).
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận