Buôn lậu cuối năm: Để đến hẹn không... nóng

Theo đánh giá, năm 2022, với hàng trăm ngàn vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện, vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi vì, với hàng chục ngàn cây số đường biển, đường biên giới, hàng trăm ngàn cây số đường bộ, đường sắt, đường hàng không… và dù lực lượng chức năng có hùng hậu đến đâu, cũng chỉ nắm giữ phần ngọn.
Quyết tâm ngăn chặn việc lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại Chống buôn lậu vùng biên giới Tây Nam: Nóng bỏng những tháng cuối năm Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại qua cảng hàng không quốc tế Phối hợp phát hiện, thu giữ 15.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu

Các vi phạm vẫn luôn ...nóng

Đã thành thông lệ, cuối năm, dịp Tết Nguyên đán tình hình buôn lậu lại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tuyến, địa bàn trọng điểm như biên giới Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, khu vực giáp ranh biên giới phía Bắc. Theo thống kê Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, 10 tháng năm 2022, các cơ quan chức năng phát hiện trên 100.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó số vụ buôn lậu hàng cấm chiếm khoảng gần 15.000 vụ, thu nộp ngân sách gần 8.000 tỉ đồng... Riêng với Quản lý thị trường, trong 11 tháng năm 2022, toàn lực lượng đã xử lý trên dưới 30.000 vụ việc vi phạm.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới âm thầm diễn ra trong 365 ngày nhưng dịp cuối năm, Tết Nguyên đán lại trở nên nóng bỏng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường. Các đối tượng vi phạm tập trung buôn lậu vào các mặt hàng trọng điểm, có giá trị cao, nhu cầu tiêu dùng lớn như: xăng dầu, đường cát, phân bón, hàng điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia... với hành vi vi phạm chủ yếu như: kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc; kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng gian lận thương mại, hàng nhập lậu, hàng cấm; sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu...

Buôn lậu cuối năm: Để đến hẹn không... nóng
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới âm thầm diễn ra trong 365 ngày nhưng dịp cuối năm, Tết Nguyên đán lại trở nên nóng bỏng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường

Đáng chú ý, trong 2-3 năm trở lại đây, không gian mạng trở thành mảnh đất màu mỡ để các đối tượng buôn lậu, quảng cáo, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Thói quen mua bán hàng hoá online đã rất phổ biến trong người dân nhưng hành lang pháp lý để quản lý giao dịch điện tử đã và đang bộc lộ nhiều thiếu sót, sơ hở, bất cập.

Mới đây nhất, đầu tháng 12/2022, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã bất ngờ kiểm tra Cửa hàng kinh doanh thời trang “TRANG NEMO STYLE” tại Quận 1, TP.HCM, phát hiện, thu giữ gần rất nhiều sản phẩm là túi xách, mắt kính, quần áo, giày dép... có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng. Trước đó, trong năm 2022, tại Tuyên Quang hay Thanh Hóa, lực lượng Quản lý thị trường cũng phát hiện, xử lý nhiều cơ sở, kho hàng đang kinh doanh, chứa trữ nhiều hàng hóa vi phạm.

Đó chỉ là một vài điểm trong hàng trăm điểm kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị lực lượng chức năng phát hiện và cũng là những vụ việc nổi bật trên thương mại điện tử mà lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường. Điều này đã thể hiện rõ hiệu lực, hiệu quả sau khi lực lượng Quản lý thị trường hoạt động theo mô hình ngành dọc.

Để không còn là cao điểm...

Nhận định cuối năm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả sẽ tiếp tục gia tăng, diễn biến bất thường, do vậy, để chủ động kiểm soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm, trong tháng 11/2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 nhằm tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023.

Buôn lậu cuối năm: Để đến hẹn không... nóng
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm vi phạm tại cửa hàng kinh doanh thời trang "TRANG NEMO STYLE”

Đặc biệt mới đây, để nâng cao hiệu quả của công tác này, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành Kế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, Ban chỉ đạo 389 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động, kịp thời nắm, kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển, hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế, hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Không riêng gì Việt Nam, buôn lậu là căn bệnh trầm kha của nhiều các quốc gia, để lại hậu quả, tác hại to lớn, làm suy yếu các ngành công nghiệp, sản xuấ trong nước; giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguyên nhân của vấn nạn này ngoài lợi nhuận “khủng” thì công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi còn chưa chặt chẽ; thiếu đồng bộ, nhất quán; chế tài xử phạt còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh. Đặc biệt là vẫn còn sự “bảo kê”, tiếp tay của các lực lượng chức năng, như lời của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia phát biểu trong cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 của Ban chỉ đạo.

Theo đánh giá, năm 2022, với hàng trăm ngàn vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện, vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, bởi vì, với hàng chục ngàn cây số đường biển, đường biên giới, hàng trăm ngàn cây số đường bộ, đường sắt, đường hàng không… và dù lực lượng chức năng có hùng hậu đến đâu, cũng chỉ nắm giữ phần ngọn. Chỉ khi có công cụ pháp luật đủ mạnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các đối tượng buôn lậu, nhất là kẻ chủ mưu; bịt kín các kẽ hở trong lưu thông, tiêu thụ hàng hoá; lực lượng chức năng liêm chính, người dân không vì hám lợi, hám rẻ tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại thì mới ngăn chặn có hiệu quả, làm “nguội” “quốc nạn” này trong suốt 365 ngày chứ không riêng gì đợt cao điểm cuối năm hay dịp Tết Nguyên đán…

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Gần đây, các chuyên gia bảo mật đã ghi nhận lỗ hổng RCE (thực thi mã từ xa) có mã CVE-2024-38094 bị khai thác trong thực tế nhằm đạt quyền truy cập tới hệ thống mạng doanh nghiệp.
Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Gần đây, các tổ chức chính phủ và tôn giáo tại Đài Loan đã trở thành mục tiêu của nhóm APT Evasive Panda có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong chiến dịch tấn công này, Evasive Panda sử dụng bộ công cụ hậu khai thác có tên CloudScout để xâm nhập và thu thập dữ liệu. Bộ công cụ này có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều dịch vụ đám mây khác nhau nhờ vào các cookie phiên web bị đánh cắp. Thông qua một plugin, CloudScout hoạt động đồng bộ với MgBot – bộ khung mã độc đặc trưng của nhóm Evasive Panda.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Tiếp nối chuyến công tác tại Ả-rập Xê-út, tối ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Qatar từ ngày 30 – 01/11/2024.
UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE.
Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Xử lý, ngăn chặn tên miền quốc tế vi phạm, lừa đảo trên Internet Việt Nam

Nhằm tăng cường triển khai các giải pháp xử lý kịp thời các lừa đảo, vi phạm sử dụng tên miền, tên miền quốc tế, ngày 21/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật", ban hành kèm Quyết định số 1811/QĐ-BTTTT.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận