Quản lý thị trường xử lý trên 17.500 vụ vi phạm trong 4 tháng năm 2024

Từ ngày 15/12/2023 -25/4/2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 17.584 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách gần 200 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 80 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 67 vụ có dấu hiệu tội phạm.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị các bộ, ngành phối hợp đẩy mạnh quản lý thị trường vàng Nâng cao nhận thức của công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Bạc Liêu đối với các quan điểm sai trái trên không gian mạng hiện nay Cục QLTT tỉnh Lào Cai triển khai tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực Quản lý thị trường

Trong 4 tháng đầu năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời xử lý các vụ việc nổi cộm, đặc biệt là đối với mặt hàng vàng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, từ ngày 15/12/2023 -25/4/2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 17.584 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách gần 200 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 80 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 67 vụ có dấu hiệu tội phạm.

Riêng tháng 4 năm 2024, lực lượng đã phát hiện, xử lý 4.599 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách gần 45 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm gần 15 tỷ đồng; chuyển cơ quan điều tra 13 vụ có dấu hiệu tội phạm.

Quản lý thị trường xử lý trên 17.500 vụ vi phạm trong 4 tháng năm 2024
Từ ngày 15/12/2023 -25/4/2024, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 17.584 vụ vi phạm

Đáng chú ý, trong 4 tháng năm 2024, thực hiện Công điện số 1426/CĐ-TTg ngày 27/12/2023 của Chính phủ về các giải pháp quản lý thị trường vàng và các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương về hoạt động này, Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, phát hiện 145 vụ vi phạm tại cửa hàng vàng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm gần 6,8 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính gần 3 tỷ đồng.

Trong nhiều vụ việc kiểm tra, lực lượng phát hiện số lượng lớn trang sức là vàng có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng đã được bảo hộ tại thị trường Việt Nam như: Louis Vuitton, Chanel, Dior, Hermès...

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, trong 4 tháng đầu năm để giữ ổn định thị trường, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, Quản lý thị trường cả nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, hàng kém chất lượng và việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý, đặc biệt là đối với mặt hàng vàng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của các đối tượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.

Riêng với công tác quản lý thị trường vàng, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, đây là mặt hàng trọng tâm trong công tác kiểm tra, giám sát thị trường của lực lượng trong 4 tháng đầu năm.

Qua kiểm tra, giám sát, các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến mặt hàng vàng là việc kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ các thương hiệu nổi tiếng hoặc phổ biến của nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Phân tích nguyên nhân, lãnh đạo Tổng cục cho biết, do một bộ phận người tiêu dùng trong nước có nhu cầu mua sắm trang sức có gắn các thương hiệu nổi tiếng, giá rẻ.

Các sản phẩm trang sức vi phạm có giá rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng, do đó, các cửa hàng vàng thường chế tác, bày bán trà trộn sản phẩm trang sức xâm phạm quyền, giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng với hàng chính hãng để dễ tiêu thụ, thu lời bất chính.

Bên cạnh mặt hàng vàng, trong 4 tháng đầu năm 2024, Quản lý thị trường cả nước cũng tăng cường lực lượng kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và mới đây nhất là kiểm tra việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu...

Số liệu của cơ quan này cho biết, trong 4 tháng năm 2024, lực lượng phát hiện 144 vụ vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên 3,5 tỷ đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là: Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định; các doanh nghiệp mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối theo quy định; ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân kinh doanh xăng dầu trong thời gian thương nhân kinh doanh xăng dầu đó đang là đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối khác hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khác.

Cùng với đó, lực lượng quản lý thị trường các địa phương phát hiện nhiều cửa hàng bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; bán xăng dầu không đúng địa chỉ theo giấy phép đăng ký.

Những tháng còn lại của năm 2024, dự báo tình hình kinh doanh, buôn bán hàng hóa nhập lậu sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, do đó, để bảo vệ môi trường kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường, tập trung vào các mặt hàng trọng tâm, trọng điểm, có nhu cầu tiêu dùng cao.

Trong khi đó, lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, bên cạnh hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong môi trường truyền thống, lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ chú trọng kiểm tra hoạt động kinh doanh, chấp hàng pháp luật trên môi trường thương mại điện tử.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sơ kết quy chế phối hợp giữa Cục QLTT và Công ty Xăng dầu các tỉnh khu vực Duyên hải miền Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2024

Sơ kết quy chế phối hợp giữa Cục QLTT và Công ty Xăng dầu các tỉnh khu vực Duyên hải miền Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ giai đoạn 2020-2024

Ngày 15/11/2024, tại thành phố Đà Lạt, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp giữa Cục QLTT và Công ty Xăng dầu các tỉnh khu vực Duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ trong công tác phòng chống các hành vi vi phạm đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu giai đoạn 2020-2024.
Đoàn viên Công đoàn Cục QLTT tỉnh Hoà Bình tham gia Giải kéo co khối thi đua số 3, Công đoàn viên chức tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đoàn viên Công đoàn Cục QLTT tỉnh Hoà Bình tham gia Giải kéo co khối thi đua số 3, Công đoàn viên chức tỉnh Hòa Bình năm 2024

Nhằm duy trì, tạo điều kiện cho các công đoàn cơ sở trong cụm thi đua được giao lưu, học hỏi, tăng cường sự hiểu biết, tinh thần đoàn kết, nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động phong trào, qua đó đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thành công đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2024-2027

Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thành công đại hội các chi bộ trực thuộc, nhiệm kỳ 2024-2027

Từ ngày 06/11/2024 - 08/11/2024, các Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027.
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Qua thời gian triển khai thực hiện Quyết định số 139/QĐ-QLTTST ngày 22/12/2023 của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024, đến nay đơn vị đã hoàn thành nội dung kế hoạch với 98/100 vụ việc kiểm tra, đã xử phạt vi phạm hành chính 21 vụ với số tiền phạt gần 260 triệu đồng.
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Cục QLTT tỉnh Tiền Giang tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Triển khai Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã biên soạn, in 20.000 tờ gấp để tuyên truyền cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông tham gia Hội thao Khối thi đua các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Cục QLTT tỉnh Đắk Nông tham gia Hội thao Khối thi đua các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh

Thực hiện có hiệu quả về phát động phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, căn cứ nội dung chương trình hoạt động năm của Khối thi đua số 5, nhằm chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc và tăng cường đoàn kết giữa các đơn vị trong Khối thi đua; ngày 07/11/2024 Kho Bạc Nhà nước tỉnh - Khối trưởng Khối Thi đua số 5 chủ trì tổ chức hội thao Khối Thi đua số 5 năm 2024.
Tổng cục Quản lý thị trường hợp tác với Cục Công nghiệp An ninh triển khai giải pháp chống hàng giả trên môi trường online

Tổng cục Quản lý thị trường hợp tác với Cục Công nghiệp An ninh triển khai giải pháp chống hàng giả trên môi trường online

Sáng ngày 8/11 tại trụ sở Tổng cục QLTT đã diễn ra Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Tổng cục QLTT và Cục Công nghiệp an ninh, Bộ Công An nhằm triển khai có hiệu quả Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trên TMĐT đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 31 tháng 10 năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ ký kết Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận