Cách nhận biết các phần mền giả mạo

Để phát hiện ra các chương trình tiềm ẩn rủi ro, người dùng chỉ cần chú ý đến một số chi tiết trước khi cài chúng lên máy cá nhân.
Cách nhận biết các phần mền giả mạo

Nhận diện chi tiết trực quan: quan sát các dấu hiệu thể hiện bên ngoài của ứng dụng. Logo phần mềm có thể trông rất giống, nhưng sẽ có vài chi tiết khác biệt như màu sắc, hình dáng. Nếu thấy bất thường, hãy đọc kỹ tên và phần miêu tả của ứng dụng.

Lỗi chính tả, cấu trúc ngôn ngữ: thông thường các lỗi chính tả trên phần mềm giả mạo sẽ được thực hiện một cách cố ý nhằm tránh công cụ quét bản quyền từ doanh nghiệp đang phát hành chương trình hợp pháp.

Đánh giá từ người dùng: cách này hữu dụng, nhưng cũng phải cẩn trọng bởi nhà phát triển có thể tạo ra các đánh giá giả mạo, hoặc sử dụng công cụ tự động nhằm tăng lượt tải, bình luận tích cực hay chấm điểm cao để thu hút con mồi. Nhưng nếu phần viết bình luận bị tắt, điểm số thấp hoặc có nhiều đánh giá tiêu cực thì đó là “báo động đỏ” không nên cài.

Kiểm tra số lượng tải về: Trên Play Store, Google cho hiển thị lượt tải về của ứng dụng. Nếu một phần mềm tuyên bố là “thay thế cho iMessage trên Android” thì sẽ phải có hàng triệu lượt người đã thử nghiệm. Nhưng chỉ có vài trăm hay vài nghìn lượt tải thì tốt nhất nên bỏ qua.

Hiện tại có vô số phần mềm dạng như trên, giả mạo đủ loại từ máy tính, ứng dụng ngân hàng, y tế sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng… Vài tháng một lần, Google lại công bố danh sách ứng dụng khả nghi đã bị loại khỏi kho Play Store. Nhiều người có thể nghĩ App Store của Apple là nơi an toàn vì các điều khoản nghiêm ngặt trong chính sách, nhưng thực tế phần mềm giả mạo cũng xuất hiện ở đây.

Hình thức được biết đến phổ biến nhất của các phần mềm giả mạo là nhái lại ứng dụng hợp pháp trên nền tảng trực tuyến. Những chương trình này sử dụng biểu trưng (logo), màu sắc giống hoặc cố tình gây nhầm lẫn với phần mềm phổ biến nhằm lừa người dùng nghĩ rằng đây là “hàng xịn” và cài lên máy của mình.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào các doanh nghiệp trên nền tảng Facebook

Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào các doanh nghiệp trên nền tảng Facebook

Mới đây, Kaspersky – công ty hàng đầu về bảo mật mạng – đã phát hiện một phương thức lừa đảo mới nhắm đến các tài khoản doanh nghiệp trên nền tảng Facebook. Chiêu trò này lợi dụng tâm lý lo sợ của người dùng khi nhận được thông báo giả mạo từ Meta for Business, cáo buộc rằng tài khoản của họ có dấu hiệu vi phạm các chính sách và quy định mà Meta đề ra.
Cảnh báo lừa đảo qua messenger bằng công nghệ cao ghép mặt AI

Cảnh báo lừa đảo qua messenger bằng công nghệ cao ghép mặt AI

Thời gian gần đâu, các thủ đoạn sử dụng công nghệ cao như AI đang ngày càng phổ biến và tinh vi. Người dân cần cảnh giác, bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Nỗi lo thực phẩm “bẩn” dịp cận Tết: Vai trò kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT

Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, trong khi các loại thực phẩm "bẩn", không rõ nguồn gốc xuất xứ lại có nguy cơ tràn lan trên thị trường.
Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Sẽ kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu dịp cuối năm

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ Công Thương) chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu,...
Kết quả tuần 5 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Kết quả tuần 5 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” chúc mừng 06 người dự thi đã đoạt giải trong tuần 5 của Cuộc thi, gồm 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba.
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm dịp Tết

Dịp Tết Nguyên Đán, thị trường thực phẩm trở nên sôi động với các sản phẩm như bánh kẹo, mứt, thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ uống. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm các đối tượng lợi dụng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng để tung ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, người tiêu dùng cần cảnh giác.
Hơn 10.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 5

Hơn 10.000 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 5

Sau 4 ngày diễn ra tuần thi thứ năm, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút gần 1.100 người dự thi với hơn 10.000 lượt thi.
Thay đổi đơn vị chủ trì Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Thay đổi đơn vị chủ trì Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Từ ngày 01/01/2025, Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) thay Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhận trách nhiệm Đơn vị chủ trì Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”, Chương trình trao thưởng “Cào tem chống giả - Nhận ngay may mắn”.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận