Cảnh báo giả mạo đường dây nóng của Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội

Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân chỉ liên hệ tới số điện thoại chính thống của cơ quan Bảo hiểm Xã hội hoặc đến trực tiếp bộ phận Tiếp nhận Hồ sơ (một cửa) để được tư vấn.

Ngày 23/11, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội cho biết theo thông tin phản ánh từ người dân, có một số điện thoại đường dây nóng (hotline) nhận tư vấn các vấn đề liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thu cước phí cao và dễ làm người dân hiểu lầm đây là hotline của cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội.

Cảnh báo giả mạo đường dây nóng của Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội

Cụ thể bài viết tại đường dẫn https://luatduonggia.vn/thong-tin-dia-chi-so-dien-thoai-cua-bao-hiem-xa-hoi-thanh-pho-ha-noi/ của một văn phòng luật sư đưa các thông tin về cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội như ngày thành lập, chức năng, nhiệm vụ…, kèm trong bài viết có số hotline 1900.6568 với mô tả “Hotline Bảo hiểm Xã hội tại Thành phố Hà Nội,” thu cước phí 8.000 đồng/phút.

Điều này sẽ khiến người đọc, người dân lầm tưởng đây là hotline của cơ quan Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội.

Theo Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội, hiện nay, ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chỉ có một số hotline duy nhất là 1900.9068 với cước phí 1.000 đồng/phút và số hotline của Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội là 024.37236555.

Ngoài ra, số hotline của Bảo hiểm xã hội 30 quận, huyện, thị xã được công khai trên Cổng Thông tin Điện tử Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội tại đường dẫn https://hanoi.baohiemxahoi.gov.vn/Pages/lien-he.aspx với cước phí theo quy định của nhà mạng cung cấp dịch vụ.

Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân đọc kỹ các thông tin trên môi trường mạng, chỉ liên hệ tới các số điện thoại chính thống của cơ quan Bảo hiểm Xã hội hoặc đến trực tiếp bộ phận Tiếp nhận Hồ sơ (một cửa) của Bảo hiểm Xã hội thành phố và các quận, huyện, thị xã để được tư vấn, giải đáp.

Ghi nhận thực tế tại Hà Nội, không chỉ ngành Bảo hiểm Xã hội mà ngành Thuế và Tài nguyên Môi trường thành phố cũng bị một số đối tượng lợi dụng hình ảnh, thông tin, số điện thoại để mời tham gia tư vấn, mua sách báo, tài liệu nhằm trục lợi.

Liên quan đến hành vi giả mạo, Công an phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) vừa cảnh báo trên nhóm Zalo cộng đồng về việc xuất hiện thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao giả mạo người của Ủy ban Nhân dân quận thông báo công dân sai dữ liệu dân cư...

Trung tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Công an phường Mễ Trì cho biết trên địa phường đã xuất hiện hình thức lừa đảo mới.

Một công dân trên địa bàn phường nhận được điện thoại thông báo công dân bị sai lệch dữ liệu. Ban đầu người gọi điện thoại mời công dân đến chỉnh sửa dữ liệu, nhưng sau đó gợi ý hướng dẫn từ xa để lừa đảo.

“Tôi khẳng định dữ liệu dân cư của cư dân có hộ khẩu tại đây chỉ Cảnh sát khu vực mới có thể chỉnh sửa,” Trung tá Nguyễn Mạnh Cường nêu rõ.

Thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau.

Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.

Không làm theo các yêu cầu, hướng dẫn của nhóm đối tượng liên lạc trên qua điện thoại.

Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bị lừa cài phần mềm "rởm" làm căn cước online, người phụ nữ mất gần 900 triệu đồng

Bị lừa cài phần mềm "rởm" làm căn cước online, người phụ nữ mất gần 900 triệu đồng

Người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 900 triệu đồng khi cài đặt phần mềm làm căn cước online theo hướng dẫn của đối tượng lừa đảo.
Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo “Giả danh shipper” chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo “Giả danh shipper” chiếm đoạt tài sản

Trước tình trạng trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dùng đặc biệt là nhân viên giao hàng cần xác minh đơn hàng và địa chỉ giao hàng thông qua các kênh chính thức của hệ thống quản lý đơn hàng. Tuyệt đối không thực hiện giao hàng nếu có nghi ngờ về tính xác thực của đơn hàng.
Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

Siêu bão sắp đổ bộ, người dân cần phòng ngừa tai nạn và hỏa hoạn có thể xảy ra

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo đến người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, cơ sở, các cá nhân và hộ gia đình trên địa bàn giải pháp phòng ngừa các tai nạn, thương tích khi có mưa, bão.
Cảnh giác mua phải sách giả trên mạng xã hội

Cảnh giác mua phải sách giả trên mạng xã hội

Tình trạng in lậu, làm sách giả và gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất bản, phát hành sách đang gia tăng dưới nhiều hình thức, từ truyền thống đến các nền tảng công nghệ.
Cảnh báo nhóm APT StormBamboo khai thác ISP để thực hiện tấn công diện rộng

Cảnh báo nhóm APT StormBamboo khai thác ISP để thực hiện tấn công diện rộng

Thực hiện chức năng giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, đã phát hiện và ghi nhận các thông tin liên quan đến chiến dịch tấn công mạng được thực hiện bởi nhóm tấn công APT StormBamboo.
Lừa đảo chiếm đoạt ngày càng tinh vi

Lừa đảo chiếm đoạt ngày càng tinh vi

Cùng với việc điểm ra các thủ đoạn lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần vừa qua, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, tự trang bị các kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với những tình huống lừa đảo.
Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam

Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích nhằm tới Việt Nam

Chiến dịch tấn công có chủ đích mới này có thể liên quan đến nhóm APT 41, đã ảnh hưởng đến các tổ chức chính phủ và quân sự trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Kho bạc Nhà nước bị giả mạo website để lừa đảo

Kho bạc Nhà nước bị giả mạo website để lừa đảo

Người sử dụng bị lừa đăng nhập website giả mạo Kho bạc Nhà nước để cập nhật thông tin cá nhân sẽ bị chiếm quyền truy cập vào tài khoản và có thể bị lừa đảo ở các bước tiếp theo.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận