Cảnh báo giả mạo thương hiệu lớn để lừa đảo khuyến mãi

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đối tượng giả mạo sử dụng tên, hình ảnh của các doanh nghiệp nổi tiếng để lừa đảo thông qua quảng cáo khuyến mãi sản phẩm nhằm chiếm đoạt tài sản.

Hàng loạt các vụ lừa đảo mạo danh tinh vi diễn ra

Hiện nay có rất nhiều chiêu trò giả mạo nhãn hàng, doanh nghiệp để lừa gạt, nhất là trong thời gian nhu cầu đặt hàng online tăng cao. Thủ thuật chung của những kẻ lừa đảo là gửi link đường dẫn có nội dung khuyến mãi, tặng quà hấp dẫn và yêu cầu người tiêu dùng nhập thông tin đăng nhập trang Facebook cá nhân, hay nguy hiểm hơn là mật khẩu tài khoản ngân hàng cá nhân sau đó thủ phạm tiến hành chiếm đoạt tài khoản của các nạn nhân. Đối với các tài khoản Facebook cá nhân, thủ phạm sẽ lần lượt nhắn tin danh sách bạn bè để nhờ nạp tiền, chuyển khoản. Đối với các tài khoản ngân hàng, thủ phạm sẽ thực hiện chuyển tiền hoặc rút tiền.

web-02.jpg

Cụ thể, trong tuần vừa qua trên Facebook xuất hiện quảng cáo (được tài trợ) fanpage SamCenter Việt Nam với nội dung khai trương cơ sở mới, đồng thời bán giảm giá 5.000 chiếc tai nghe Buds 2 Pro lên tới 70% chỉ còn 599.000 đồng/chiếc (giá gốc 4.990.000 đồng). Đi kèm là hình ảnh cửa hàng SamCenter với cảnh dòng người xếp hàng đang mua sản phẩm tại đây. Tiếp những ngày sau đó, cũng chính fanpage này lại xuất hiện quảng cáo: “Được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, chỉ sau 2 giờ lượt bán đã chạm mốc 5000 chiếc, chính thức phá kỷ lục của hãng từ trước đến nay". Trên website giả mạo này có nội dung giới thiệu rất chi tiết về chiếc tai nghe Galaxy Buds 2 Pro, với hình ảnh, âm thanh và màu sắc rất sinh động, thậm chí, có thể nói là thiết kế rất chuyên nghiệp. Phía cuối trang là chương trình Flash Sale với nội dung “đặt ngay nhận ưu đãi, số lượng có hạn” cùng thời gian đếm ngược chương trình sẽ diễn ra sắp tới. Ngoài ra, để nâng cao uy tín, bên dưới các bài đăng của trang Fanpage giả mạo, xuất hiện hàng loạt các bình luận seeding với nội dung "đã nhận được hàng" và đánh giá chất lượng sản phẩm.

Đại diện Công ty điện tử Samsung Vina cho biết, các website trên không phải là trang chính thức của Samsung và chương trình giảm giá này cũng không tồn tại.

web-01.jpg

Đây không phải là trường hợp lừa đảo mạo danh mới xảy ra nhưng do bối cảnh nhu cầu mua sắm online tăng cao nên vẫn có người mất cảnh giác bị lừa. Chỉ vài ngày trước đó, một số người dung mạng xã hội nhận được tin nhắn với nội dung “nhận quà từ Adidas nhân kỷ niệm 70 năm thành lập công ty” kèm theo đường link để người dùng đăng nhập. Tương tự trong những ngày đầu tháng 6, hàng loạt tin nhắn tương tự với nội dung như tham gia “Quỹ phúc lợi Coca-Cola” để nhận quà, nhận thưởng từ đồng hồ Rolex nhân ngày thành lập... cũng được gửi ồ ạt cho nhiều người. Nếu ai mở đường link đính kèm, làm theo hướng dẫn thì Facebook sẽ bị chiếm đoạt ngay và sau đó tin nhắn này lại được phát tán tự động theo danh bạ người quen. Ngoài ra, còn xuất hiện hàng loạt fanpage như Galaxy Brandstore, SamStore Việt Nam, Có Tin Nóng, Tin tức 365 New… cũng chạy quảng cáo bán tai nghe giả mạo Buds 2 Pro và đều liên kết về website giả mạo ở trên.

Lợi dụng tình hình thiên tai và thiệt hại sau bão lũ tại các tỉnh miền Bắc để trục lợi

Các đối tượng không chỉ tung chương trình khuyến mãi giả mạo, mà thậm chí còn lợi dụng lòng thương cảm và mỗi quan tâm của người dân đối với tình hình thiên tai và thiệt hại sau bão lũ tại các tỉnh miền Bắc để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kêu gọi mua hàng để quyên góp từ thiện, từ đó chiếm đoạt tài sản của người dân. Các đối tượng tạo các trang web tương tự như của các thương hiệu nổi tiếng hoặc tổ chức từ thiện, cung cấp thông tin về các sản phẩm khuyến mãi để kêu gọi từ thiện. Ngoài ra, đối tượng còn sử dụng tài khoản mạng xã hội giả mạo, đăng bài quảng cáo các chương trình khuyến mãi, khuyến khích mọi người mua hàng và cam kết quyên góp một phần doanh thu cho người dân bị thiệt hại. Trên thực tế, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn đến thiếu chân thực chỉ nhằm để thu hút tiền bạc mà không có ý định giúp đỡ thực sự.

Người dân cần tuyệt đối cảnh giác với chiêu trò trên

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo:

Một là, người dùng cần tỉnh táo khi lựa mua các sản phẩm giảm giá của các hãng công nghệ được quảng cáo trên Facebook. Nếu có chương trình giảm giá cũng sẽ thông báo trên website chính thức của hãng chứ không phải chạy quảng cáo trên Facebook như trên.

Hai là, nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về tính xác thực của chương trình khuyến mãi, hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng của thương hiệu để xác minh. Các chương trình khuyến mãi quá tốt và hấp dẫn thường là dấu hiệu của lừa đảo.

Ba là, không truy cập vào các liên kết được gửi qua tin nhắn, email, hoặc mạng xã hội nếu không chắc chắn về tính xác thực để tránh việc bị chiếm quyền kiểm soát thiết bị và chiếm đoạt tài sản.

Bốn là, không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính: Các thương hiệu uy tín sẽ không bao giờ yêu cầu bạn cung cấp các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số thẻ tín dụng, hoặc mã OTP thông qua khuyến mãi.

Năm là, người dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không gửi tiền quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại vào các tài khoản không rõ nguồn gốc.

Sáu là, khi nhận được thông tin trên mạng kêu gọi tài trợ hay bán hàng phục vụ chống bão lũ, cần phải kiểm chứng nội dung kỹ càng. Cần theo dõi trên các phương tiện truyền thông chính thống để biết các tổ chức chính thống, các địa chỉ tin cậy tiếp nhận tiền, hàng hóa ủng hộ người dân các địa phương chịu hậu quả nặng nề của bão.

Bảy là, tuyệt đối không chuyển tiền cho các cá nhân hoặc tổ chức tự phát không có danh tính rõ ràng. Chỉ thực hiện quyên góp thông qua các tài khoản chính thống thuộc cơ quan nhà nước hoặc tổ chức/ cá nhân uy tín.

Tám là, nếu gặp phải tình huống nghi ngờ là lừa đảo, hãy báo cáo ngay cho cơ quan chức năng hoặc thương hiệu bị giả mạo để họ có thể có biện pháp xử lý kịp thời.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Khuyến cáo người tiêu dùng trước vấn nạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học

Khuyến cáo người tiêu dùng trước vấn nạn lừa đảo hỗ trợ cài đặt xác thực sinh trắc học

Trước tình trạng nhiều người dân gặp khó khăn trong việc xác thực sinh trắc học ngân hàng đối với những giao dịch trực tuyến được quy định, lợi dụng việc đó các đối tượng xấu giả danh nhân viên ngân hàng liên hệ khách hàng bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Telegram,…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.
Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Cảnh báo về chiến dịch tấn công có chủ đích vào các hệ thống quan trọng

Trong thời gian gần đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ghi nhận các chiến dịch tấn công nhắm vào các tổ chức và doanh nghiệp với mục tiêu chính là tấn công mạng, đánh cắp thông tin và phá hoại hệ thống.
Cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực phẩm

Cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi các địa phương, đơn vị liên quan thuộc ngành về cảnh báo hoạt động lừa đảo trong kiểm tra an toàn thực phẩm.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giao hàng

Trong thời gian gần đây, đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của người dân về tội phạm công nghệ cao lừa đảo với thủ đoạn giả nhân viên gọi điện giao hàng sau đó chiếm đoạt tài sản, đã có nạn nhân mất hàng chục triều đồng.
Cảnh giác trước các lời mời chào "làm nhiệm vụ online"

Cảnh giác trước các lời mời chào "làm nhiệm vụ online"

Các đối tượng thường tạo lập các tài khoản mạng xã hội giả mạo, tự xưng là nhân viên hỗ trợ, mạo danh các công ty uy tín để dẫn dụ và hướng dẫn nạn nhân tham gia vào các “dự án” hoặc nhiệm vụ nạp tiền nhận hoa hồng không có thật.
Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Phạt hai doanh nghiệp dùng tên định danh phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thanh tra Bộ TT&TT đã ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp vì đã thực hiện các hành vi sai phạm như: Phát tán tin nhắn rác; gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo; gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa mất gần 30 tỷ đồng

Tham gia đầu tư tiền ảo, người đàn ông bị lừa mất gần 30 tỷ đồng

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội vừa tiếp nhận tin trình báo của một nạn nhân bị chiếm đoạt số tiền lên đến gần 30 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo.
Liên tiếp xuất hiện các trò lừa giả danh công an

Liên tiếp xuất hiện các trò lừa giả danh công an

Thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện, tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực, yêu cầu người dân tải ứng dụng trên điện thoại để làm thủ tục cấp căn cước trực tuyến.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận