Cảnh báo lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan gửi tới các doanh nghiệp Việt Nam cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế.

* Lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tinh vi

Với thủ đoạn giả mạo doanh nghiệp, đối tượng lừa đảo lừa doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền để mua nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu và lừa doanh nghiệp Pakistan xuất khẩu nguyên liệu chất lượng thấp sang Việt Nam dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam bị chiếm đoạt tiền và doanh nghiệp Pakistan không thể tiêu thụ được lô hàng kém chất lượng tại Việt Nam và cũng không thể lấy lại được lô hàng vì vướng tranh chấp. Chi phí lưu hàng tại cảng, tiền phạt của hãng tàu và tiền cắm điện chạy container lạnh đang tăng lên từng ngày.

Cảnh báo lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế

Thương vụ đã đề xuất 2 doanh nghiệp đàm phán một thỏa thuận để giảm thiểu tổn thất. Hoặc là doanh nghiệp Việt Nam ký quỹ một số tiền để doanh nghiệp Pakistan đồng ý giao hàng hoặc là doanh nghiệp Pakistan ký quỹ một số tiền để doanh nghiệp Việt Nam đồng ý cho tái xuất lô hàng. Nhưng đề xuất như vậy chẳng khác nào đề nghị doanh nghiệp Việt Nam thanh toán lần 2 cho lô hàng không sử dụng được hoặc đề nghị doanh nghiệp Pakistan mua lại chính lô hàng của mình.

Vụ việc đang tiếp tục diễn biến theo hướng các ngân hàng liên quan của Việt Nam và Pakistan có nguy cơ sẽ trở thành nạn nhân. Đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều nghiệp vụ chuyên môn để gây nhầm lẫn, sai sót cho cả ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Pakistan. Nhờ vậy đối tượng lừa đảo đã vượt qua được các hàng rào an ninh của ngân hàng để mở tài khoản và nhận tiền và rút tiền thành công ra khỏi ngân hàng. Để mở tài khoản giả mạo doanh nghiệp tại ngân hàng Pakistan đối tượng lừa đảo thành lập một doanh nghiệp tự doanh (PROPRIETORSHIP COMPANY) để lách luật Pakistan về tên doanh nghiệp có thể trùng tên với bất cứ doanh nghiệp nào. Và để chắc chắn lừa được ngân hàng đối tượng lừa đảo còn bớt đi một dấu gạch ngang trong tên doanh nghiệp.

Để rút được tiền ra khỏi tài khoản mà không phải xuất trình bộ chứng từ giao hàng và các giấy tờ cần thiết theo quy định nghiêm ngặt của luật Pakistan về thanh toán quốc tế và kiểm soát chống rửa tiền và tài trợ khủng bố đối tượng lừa đảo hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đưa vào thông báo chuyển tiền của ngân hàng Việt Nam 2 chữ: “ADVANCE PAYMENT” (thanh toán trước). Theo pháp luật Pakistan và tập quán thanh toán quốc tế doanh nghiệp xuất khẩu không cần và không thể xuất trình bộ chứng từ giao hàng khi rút khoản tiền thanh toán trước mang tính chất đặt cọc để triển khai thực hiện việc giao hàng. Tuy nhiên, căn cứ vào các nội dung khác của thông báo chuyển tiền của ngân hàng Việt Nam và các quy định khác về quản lý thanh toán quốc tế của Việt Nam và Pakistan thì cả ngân hàng Việt Nam và ngân hàng Pakistan đều có nguy cơ phải chịu trách nhiệm vì đã có nhầm lẫn, sai sót.

Ngân hàng Việt Nam đã không kiểm tra hợp đồng xuất khẩu và hóa đơn thanh toán hàng xuất khẩu trong đó ghi rõ số tiền chuyển ra nước ngoài là: “BALANCE PAYMENT/REMAINING BALANCE” (tất toán) nên đã sai sót đưa vào thông báo chuyển tiền 2 chữ: “ADVANCE PAYMENT” (thanh toán trước), tạo kẽ hở cho đối tượng lừa đảo rút được tiền ra khỏi ngân hàng Pakistan. Ngân hàng Pakistan đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm tìm hiểu khách hàng và giám sát hoạt động thanh toán theo quy định thanh toán quốc tế (URC 522, URBPO 750) và quy định KYC-CDD (KNOW YOUR CUSTOMER-CUSTOMER DUE DIGILANCE) của Ngân hàng Nhà nước Pakistan.

Đối với cơ quan Thương vụ, thật đáng tiếc là Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã thua đối tượng lừa đảo mặc dù đã phát hiện được đối tượng và thủ đoạn lừa đảo, đã kịp thời cảnh báo và kiến nghị chấm dứt quan hệ với đối tượng lừa đảo nhưng doanh nghiệp Việt Nam đã không xem xét thông tin cảnh báo và không thực hiện kiến nghị của Thương vụ. Lời cảnh báo đối với các cơ quan Thương vụ là thủ đoạn lừa đảo này nguy hiểm ở chỗ doanh nghiệp sở tại cũng bị lừa. Vì vậy nếu Thương vụ đến trụ sở đối tác và đến ngân hàng thẩm tra xác minh khi nhận được đề nghị hỗ trợ thẩm tra xác minh đối tác của doanh nghiệp Việt Nam thì nguy cơ chính Thương vụ cũng bị lừa theo rất cao vì tất cả thông tin đối tác đều là thật. Thương vụ Việt Nam tại Pakistan phát hiện kịp thời được đối tượng và thủ đoạn lừa đảo mới này là nhờ có một chút may mắn: Ngay trước đó đối tượng lừa đảo đã dùng chính thủ đoạn lừa đảo này để lừa doanh nghiệp Việt Nam nhưng đối tác Pakistan không bị lừa và đã phối hợp với Thương vụ vạch mặt kẻ lừa đảo.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Các đối tượng lập ra nhiều tài khoản X giả mạo người nổi tiếng trong lĩnh vực trao đổi tiền mã hóa, giới thiệu người dùng vào các hội nhóm, group chat Telegram để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm kiếm tiền.
Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm với nhiều dịp lễ lớn như Giáng Sinh, năm mới và hàng loạt sự kiện giảm giá hấp dẫn đã trở thành cơ hội để các đối tượng lừa đảo gia tăng hoạt động. Bằng những chiêu trò tinh vi, chúng nhắm vào sự cả tin và tâm lý ham ưu đãi của người dân, khiến không ít người rơi vào bẫy, mất tiền bạc và thông tin cá nhân.
Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Ngày 12/12/2024, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024. Đây là dịp nhìn lại những kết quả đạt được, đồng thời lan tỏa ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn phát triển mới.
Kết quả tuần 3 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Kết quả tuần 3 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” chúc mừng 06 người dự thi đã đoạt giải trong tuần thứ ba của Cuộc thi, gồm 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba.
Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/12/2024, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã diễn ra Vòng Chung kết 2 của hai cuộc thi: “Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” năm 2024.
Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Vụ việc Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips) dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến, lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng cho thấy những mối nguy hiểm hiện hữu khi nhiều người bị sập bẫy trước hình thức lừa đảo này. Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần đặc biệt cẩn trọng, không nên tin các lời mời đầu tư tài chính dễ dàng với lợi nhuận cao để tránh sập bẫy kẻ gian.
Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Gần 6.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 3

Gần 6.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 3

Sau 4 ngày diễn ra tuần thi thứ ba, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút hơn 750 người dự thi với gần 6.400 lượt thi.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận