Cảnh báo thủ đoạn khiến doanh nghiệp Việt dễ "mắc bẫy" khi giao thương quốc tế

Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thủ đoạn của các đối tượng là mở tài khoản mạo danh các công ty có thật tại nước ngoài, liên hệ với các công ty, doanh nghiệp thương mại có nhu cầu xuất nhập khẩu tại Việt Nam để giao dịch.

* Cảnh báo thủ đoạn giả danh cơ quan thuế yêu cầu cài phần mềm giả mạo để chiếm đoạt tài sản

3.jpg

Trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường của các đối tượng, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới trong buôn bán quốc tế tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Công ty A (Việt Nam) có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu. Tháng 5/2024, Công ty A nhận được thư chào hàng nguyên liệu thủy sản chất lượng cao với giá hấp dẫn từ khách hàng X (Pakistan) là đại diện của Công ty Y (Pakistan). Qua kiểm tra thông tin của Công ty Y theo địa chỉ website, Công ty A đánh giá đây là một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn và có uy tín tại Pakistan, nên lập tức ký hợp đồng và chuyển 5.000 USD tiền đặt cọc. Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền đặt cọc, khách hàng X không giao hàng theo thời hạn hợp đồng và cũng không trả lời rõ ràng các câu hỏi của Công ty A.

Đối với hình thức lừa đảo trên, thủ đoạn của các đối tượng là mở tài khoản mạo danh các công ty có thật tại nước ngoài, liên hệ với các công ty/ doanh nghiệp thương mại có nhu cầu xuất nhập khẩu tại Việt Nam để giao dịch. Đối tượng sử dụng những chiêu trò tinh vi, giả mạo chuyên nghiệp để lừa các công ty/ doanh nghiệp tại Việt Nam ký hợp đồng, đồng thời đặt cọc tiền. Để lấy được lòng tin của nạn nhân, đối tượng làm giả các giấy tờ như bản sao B/L, bản sao giấy chứng nhận chất lượng, bản sao giấy chứng nhận xuất xứ,... Tuy nhiên, sau khi nhận tiền đặt cọc từ phía doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng biến mất, xóa sạch mọi dấu vết nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo các doanh nghiệp cần tuyệt đối cẩn trọng khi thực hiện bất cứ giao dịch nào trên thị trường quốc tế. Trước khi giao dịch, hãy kiểm tra kỹ lưỡng thông tin về đối tác, sử dụng các dịch vụ tra cứu uy tín, như các cơ quan thương mại quốc tế hoặc tổ chức tín dụng, để xác nhận tính hợp pháp của doanh nghiệp và đối tác kinh doanh. Đảm bảo rằng tất cả các thỏa thuận và giao dịch được ghi rõ trong hợp đồng bằng văn bản bao gồm chi tiết về điều khoản thanh toán, vận chuyển, chất lượng hàng hóa và các quyền lợi của các bên. Các doanh nghiệp cần tham khảo ý kiến từ luật sư quốc tế chuyên nghiệp và uy tín nếu cần thiết. Cẩn thận với các yêu cầu không thường xuyên hoặc không rõ ràng từ đối tác, như yêu cầu chuyển tiền qua các kênh không chính thống hoặc yêu cầu thông tin nhạy cảm.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Cảnh giác với thủ đoạn đánh cắp tiền mã hóa thông qua ứng dụng Telegram

Các đối tượng lập ra nhiều tài khoản X giả mạo người nổi tiếng trong lĩnh vực trao đổi tiền mã hóa, giới thiệu người dùng vào các hội nhóm, group chat Telegram để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm kiếm tiền.
Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Cảnh giác lừa đảo khi mua sắm trực tuyến dịp cuối năm

Thời điểm cuối năm với nhiều dịp lễ lớn như Giáng Sinh, năm mới và hàng loạt sự kiện giảm giá hấp dẫn đã trở thành cơ hội để các đối tượng lừa đảo gia tăng hoạt động. Bằng những chiêu trò tinh vi, chúng nhắm vào sự cả tin và tâm lý ham ưu đãi của người dân, khiến không ít người rơi vào bẫy, mất tiền bạc và thông tin cá nhân.
Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Thái Nguyên: Tổng kết Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 – Lan tỏa trách nhiệm và quyền lợi

Ngày 12/12/2024, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024. Đây là dịp nhìn lại những kết quả đạt được, đồng thời lan tỏa ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giai đoạn phát triển mới.
Kết quả tuần 3 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Kết quả tuần 3 Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến”

Ban Tổ chức Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” chúc mừng 06 người dự thi đã đoạt giải trong tuần thứ ba của Cuộc thi, gồm 1 Giải Nhất, 2 Giải Nhì, 3 Giải Ba.
Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Nâng cao hiểu biết pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chiều 15/12/2024, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, đã diễn ra Vòng Chung kết 2 của hai cuộc thi: “Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” và “Người tiêu dùng trẻ trong thương mại điện tử” năm 2024.
Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Tiktoker Mr Pips và bài học xương máu: Cảnh giác với đầu tư trực tuyến

Vụ việc Phó Đức Nam (còn gọi TikToker Mr Pips) dụ dỗ tham gia hoạt động đầu tư trực tuyến, lừa đảo hơn 5.200 tỷ đồng cho thấy những mối nguy hiểm hiện hữu khi nhiều người bị sập bẫy trước hình thức lừa đảo này. Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần đặc biệt cẩn trọng, không nên tin các lời mời đầu tư tài chính dễ dàng với lợi nhuận cao để tránh sập bẫy kẻ gian.
Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Sản phẩm Niteworks® bị “thổi còi” vì vi phạm quảng cáo

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Niteworks® có nội dung quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật tại một số website.
Gần 6.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 3

Gần 6.400 lượt thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” tuần 3

Sau 4 ngày diễn ra tuần thi thứ ba, Cuộc thi “Chống hàng giả và lừa đảo trực tuyến” đã thu hút hơn 750 người dự thi với gần 6.400 lượt thi.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận