Cảnh giác chuyển tiền “cọc” trên không gian mạng khi thuê nhà nghỉ, khách sạn, ký túc xá

Nhiều hình thức lừa đảo trực tuyến liên quan đến việc chuyển tiền trước “đặt cọc” cho thuê nhà nghỉ, khách sạn, book vé máy bay, du lịch giá rẻ, giả mạo Cục Quản lý Xuất Nhập Cảnh, đăng ký chỗ ở ký túc xá cho sinh viên… diễn ra trong tuần qua

* Kịp thời thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn dịp Tết Trung thu

Trước thực trạng trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã liên tục cảnh báo và khuyến cáo khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với lực lượng chức năng, chia sẻ qua mạng xã hội để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi lừa đảo lan rộng.

Theo Cục An toàn thông tin, với việc nhu cầu đi du lịch ngày một tăng cao, trên không gian mạng xuất hiện nhiều đối tượng giả danh là những nhân viên làm việc tại các khách sạn, homestay, resort,... mời chào dụ dỗ nạn nhân đặt phòng rồi sau đó chiếm đoạt tiền cọc.

Vừa qua, cơ quan Công An tỉnh Quảng Ninh cho biết, có đối tượng đã thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều bị hại với tổng số tiền khoảng 100 triệu đồng.

Theo đó, đối tượng đã truy cập fanpage “Review Cô Tô tất tần tật” trên Facebook, tìm kiếm nạn nhân có nhu cầu mua vé và đặt phòng khách sạn. Khi có người đăng bài, đối tượng chủ động liên hệ, giới thiệu về phòng khách sạn và các dịch vụ mà mình cung cấp.

Ban đầu, đối tượng lừa đảo sẽ lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội ảo hoặc giả mạo, đăng tải nhiều hình ảnh có sẵn trên trang cá nhân về nhà nghỉ, khách sạn, homestay,... đi kèm là những nội dung như lời giới thiệu, mời chào du khách đến nghỉ với mức giá vô cùng ưu đãi và hấp dẫn.

Sau đó, các đối tượng sẽ tham gia vào các fanpage, nhóm chat liên quan tới du lịch, tìm kiếm người có nhu cầu tìm và đặt phòng, từ đó chủ động liên hệ và tiếp cận. Khi nói chuyện với nạn nhân, các đối tượng nhiệt tình tư vấn về các dịch vụ cũng như đưa ra mức giá vô cùng hợp lý, đi kèm với nhiều hình ảnh nhằm gia tăng mức độ uy tín.

Sau khi chiếm được lòng tin của nạn nhân, các đối tượng sẽ yêu cầu nhanh chóng chuyển tiền đặt cọc với lý do khách sạn, nhà nghỉ quá tải, nếu không đặt trước sẽ không còn phòng trống. Ngay khi nhận được tiền cọc, các đối tượng sẽ chặn tài khoản và cắt đứt liên lạc với nạn nhân.

Trước thực trạng lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cẩn trọng khi đặt phòng nhà nghỉ, khách sạn thông qua các nền tảng mạng xã hội. Kiểm tra và xác minh kỹ thông tin về vị trí, cơ sở vật chất của nơi ở cũng như lai lịch của người cung cấp dịch vụ.

“Tuyệt đối không chuyển tiền đặt cọc đối với những khách sạn, nhà nghỉ ít được nhiều người biết đến. Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dân cần trình báo ngay với các đơn vị chức năng để kịp thời ứng phó và ngăn chặn hành vi lừa đảo”, Cục An toàn thông tin khuyến cáo.

Lừa đảo sinh viên chuyển tiền đăng ký chỗ ở ký túc xá

Mới đây, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết đã nhận được thông tin về việc có một số đối tượng lợi dụng danh tiếng của trường để thực hiện hành vi giả mạo, đăng tin đăng ký vào ký túc xá trái phép trên các nền tảng mạng xã hội.

Cảnh giác chuyển tiền “cọc” trên không gian mạng khi thuê nhà nghỉ, khách sạn, ký túc xá - Ảnh 1

Các đối tượng tự nhận là cán bộ Trường Đại học Y Hà Nội, tạo lập nhóm facebook có tên "Đại học Y Hà Nội - HMU" để tiếp cận các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội. Sau đó, đối tượng tư vấn và dụ dỗ các bạn chuyển tiền để được đăng ký chỗ ở ký túc xá sớm. Lợi dụng nhu cầu đăng ký ký túc xá của sinh viên, thông qua các bài đăng thắc mắc, các đối tượng chủ động liên hệ và tiếp cận, tư vấn nhiệt tình cũng như đưa ra các khoản tiền phải đóng nếu thí sinh muốn có chỗ ở sớm.

Khi nhận thấy thí sinh chần chừ trong việc chuyển tiền, các đối tượng liên tục thúc giục với lý do “trường đã họp chốt điểm chuẩn, chỉ chờ ngày công bố” hoặc “nhà trường họp chốt số lượng người ở ký túc xá trong chiều nay”, yêu cầu gửi thông tin và chuyển tiền ngay lập tức, hứa hẹn nếu thí sinh không đỗ sẽ hoàn lại tiền.

Trước tình hình lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo học sinh, sinh viên đề cao cảnh giác khi tìm kiếm các thông tin liên quan tới trường đại học trên các trang mạng xã hội. Khi giao tiếp cần xác minh kỹ thông tin đối tượng, hạn chế chia sẻ thông tin và dữ liệu cá nhân.

Đồng thời, tuyệt đối không chuyển tiền cho đối tượng lạ trong bất kỳ trường hợp nào. Khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thí sinh nên truy cập vào cổng thông tin của trường đại học, cổng thông tin điện tử cho sinh viên hoặc liên hệ trực tiếp với các cán bộ làm việc tại trường thông qua số điện thoại chính thống.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo mạo danh cắt ghép hình ảnh của bệnh viện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cảnh báo mạo danh cắt ghép hình ảnh của bệnh viện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mới đây, thông tin từ Kho bạc Nhà nước vừa phát cảnh báo cơ quan này đã bị kẻ gian lập trang thông tin điện tử giả mạo để lừa đảo. Hiện trên mạng có website giả mạo “kbthuhoivontreo.com” sử dụng logo, giao diện trang chủ, hình ảnh giống như Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước. Điều này có thể gây hiểu lầm cho người truy cập đây là cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước.
Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 9/2024

Lỗ hổng bảo mật có mức ảnh hưởng cao và nghiêm trọng trong các sản phẩm Microsoft công bố tháng 9/2024

Ngày 10/9/2024, Microsoft đã phát hành danh sách bản vá tháng 9 với 79 lỗ hổng an toàn thông tin trong các sản phẩm của mình. Trong đó có 7 lỗ hổng mức Nghiêm trọng và 71 lỗ hổng mức độ Cao. Ngoài ra, Microsoft cũng đã khắc phục được 4 lỗ hổng zero-day đang bị khai thác trong thực tế.
Cảnh báo lừa đảo mùa bão, lũ

Cảnh báo lừa đảo mùa bão, lũ

Thời gian gần đây, lợi dụng ảnh hưởng của bão số 3, trên không gian mạng xuất hiện tình trạng lừa đảo kêu gọi từ thiện để trục lợi và đưa thông tin sai lệch về bão số 3.
Cảnh báo lợi dụng bão số 3 để kêu gọi quyên góp, ủng hộ nhằm trục lợi cá nhân

Cảnh báo lợi dụng bão số 3 để kêu gọi quyên góp, ủng hộ nhằm trục lợi cá nhân

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Sóc Trăng vừa đưa ra khuyến cáo người dân cần cảnh giác với các số điện thoại lạ, các tài khoản không rõ nguồn gốc kêu gọi quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Cảnh báo Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao để lừa đảo

Cảnh báo Fanpage giả mạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Lâm Thao để lừa đảo

Các đối tượng lừa đảo sử dụng hình ảnh, thông tin giống các trang chính thống, để kêu gọi những người hảo tâm quyên góp, chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để chiếm đoạt.
Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt

Tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt

Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế vừa có Công văn về việc tăng cường công tác bảo đảm ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa bão, lụt.
Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3

Hà Nội bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh sau bão số 3

Nhằm bảo đảm nước sạch, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai.
Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh

Đảm bảo đủ thuốc cho các tình huống y tế bị ảnh hưởng bão, lũ, dịch bệnh

Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc trong mùa mưa lũ, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã có văn bản về việc gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận