Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo, giả danh Công an gọi điện yêu cầu đồng bộ VNeID

Thời gian gần đây, lợi dụng sự cả tin của người dân, nhiều đối tượng xấu đã giả danh cơ quan Công an, cán bộ Công an phường gọi điện cho người dân, yêu cầu ra Công an phường ngay để khắc phục đồng bộ VNeID mức 2 (thông báo quá trình đồng bộ bị lỗi).

Khi người dân trả lời đang bận, không ra được ngay thì đối tượng sẽ hướng dẫn đồng bộ online theo hướng cài đặt phần mềm có logo giống với ứng dụng chính thống VneID; khi cài đặt, cấp quyền truy cập, đăng nhập, phần mềm lạ này sẽ yêu cầu khuôn mặt, vân tay và số điện thoại của người dân. Sau đó, các đối tượng sẽ thực hiện hành vi chiếm quyền kiểm soát điện thoại và thực hiện chuyển hết số tiền từ tài khoản của nạn nhân đi (mặc dù không yêu cầu số tài khoản hay mã OTP).

Chỉ có 1 ứng dụng duy nhất là ứng dụng VNeID để kích hoạt định danh điện tử mức 2

Chỉ có 1 ứng dụng duy nhất là ứng dụng VNeID để kích hoạt định danh điện tử mức 2

Bên cạnh đó, một số đối tượng giả danh lực lượng Công an gọi điện cho người dân yêu cầu đăng ký định danh điện tử, sau đó gửi đường link cài đặt phần mềm. Đây là đường link cài đặt không chính thống, có dấu hiệu lừa đảo, có khả năng chiếm quyền điều khiển điện thoại và đánh cắp dữ liệu cá nhân của công dân.

Từ thực trạng trên, Công an tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo người dân:

Nếu có thông báo liên quan lỗi định danh hoặc cần sửa đổi thông tin, hãy đến trực tiếp Công an phường nơi cư trú để làm việc. Không ấn vào các đường link tải phần mềm không rõ nguồn gốc (đường link lạ), không đăng nhập các tài khoản cá nhân như tài khoản VNeID, tài khoản ngân hàng... vào phần mềm không rõ nguồn gốc.

Hiện nay Bộ Công an chỉ có một ứng dụng duy nhất để định danh và xác thực điện tử là “VneID”, ngoài ra không còn ứng dụng nào khác. Việc đăng ký định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đến cơ quan Công an thực hiện các thủ tục, do phải chụp ảnh, quét vân tay và không thể làm thay người khác. Do đó, mọi hành vi gọi điện thoại, nhắn tin tự xưng là Công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VNeID, khai báo thông tin đăng ký định danh điện tử đều là hành vi giả mạo, lừa đảo.

Người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành IOS) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt VNeID từ nguồn ngoài, từ các đường link lạ; không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định.

Tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng trở nên tinh vi và khó đoán định. Do đó, ngoài các biện pháp khuyến cáo và phòng ngừa từ cơ quan chức năng, mỗi cá nhân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, tự phòng ngừa để tránh mất tiền hoặc gặp rủi ro.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh báo về các bẫy lừa đảo trên không gian mạng

Cảnh báo về các bẫy lừa đảo trên không gian mạng

Theo số liệu thống kê từ Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Gia Lai, từ ngày 16/12/2023 đến hết tháng 4/2024, cơ quan chức năng phát hiện 28 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng với tổng thiệt hại hơn 9 tỷ đồng. Mặc dù cơ quan chức năng liên tục cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo nhưng vẫn xuất hiện nhiều nạn nhân mới.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Đình chỉ ngay bếp ăn khiến hơn 300 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Đình chỉ ngay bếp ăn khiến hơn 300 công nhân nhập viện, nghi ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.
Cảnh giác với các cuộc thi tài năng nhí giả mạo trên mạng xã hội Facebook

Cảnh giác với các cuộc thi tài năng nhí giả mạo trên mạng xã hội Facebook

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Đà Nẵng khuyến cáo các phụ huynh nên cảnh giác khi tìm hiểu các thông tin về chương trình, cuộc thi mời chào trên các trang mạng xã hội để tránh bị lừa đảo.
Cụ bà 77 tuổi mất gần 18 tỷ vì cuộc gọi thông báo nợ ngân hàng

Cụ bà 77 tuổi mất gần 18 tỷ vì cuộc gọi thông báo nợ ngân hàng

Ngày 14/5, Công an Hà Nội cho biết, mặc dù cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy.
Cảnh báo mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo

Cảnh báo mạo danh Cổng thông tin điện tử Bộ Công an để lừa đảo

Nhiều trang thông tin mạo danh cổng thông tin điện tử của Bộ Công an để tiếp cận các nạn nhân bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của họ, Bộ Công an phải phát thông báo khuyến cáo người dân.
Cảnh báo cuộc tấn công mạng nhằm vào hội đồng y tế Scots để đánh cắp dữ liệu, công bố trên web đen

Cảnh báo cuộc tấn công mạng nhằm vào hội đồng y tế Scots để đánh cắp dữ liệu, công bố trên web đen

Một nhóm tin tặc đã sở hữu quyền truy cập vào số lượng lớn thông tin của bệnh nhân và đội ngũ nhân viên tại bệnh viện NHS Dumfries & Galloway (nay thuộc Scotland, Anh) sau một cuộc tấn công mạng vào thời điểm đầu tháng 3.
Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng trong năm 2023

Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng trong năm 2023

Thông tin trên được Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội An ninh mạng quốc gia (NCA) chia sẻ tại Hội thảo “Phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng” vào sáng 13/5.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận