Cao Bằng: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Cục QLTT tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các Đội QLTT xây dựng kế hoạch triển khai của Đội, trong đó xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, đối tượng, mặt hàng trọng điểm cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22/10/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, căn cứ vào tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả những tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo đó thời gian thực hiện Kế hoạch từ ngày 01/11/2024 đến ngày 01/3/2025.

Theo đó, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm vi phạm hành chính đối với những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán như thuốc lá, rượu, bia, nước giải khát, đường cát, thực phẩm, hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, gia súc, gia cầm, các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, pháo nổ, pháo hoa các loại; đặc biệt, kiểm soát hàng hóa kinh doanh trên môi trường Online như sàn thương mại điện tử, website, các mạng xã hội như Facebook, TikTok; kiểm tra chất lượng hàng hóa, việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, an toàn thực phẩm.

Tại kế hoạch, Cục QLTT tỉnh Cao Bằng đã chỉ đạo các Đội QLTT xây dựng kế hoạch triển khai của Đội, trong đó xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, đối tượng, mặt hàng trọng điểm cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, cụ thể: xác định các địa bàn trọng điểm là ở khu vực cửa khẩu, cửa khẩu phụ, lối mở như: khu vực cửa khẩu quốc tế Tà Lùng, cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh, cửa khẩu Sóc Giang, cửa khẩu phụ Lý Vạn, Pò Peo…, các đường mòn, lối mở khu vực biên giới. Ở địa bàn trong nội địa, trọng điểm là các siêu thị, các tuyến phố buôn bán, các chợ dân sinh, chợ phiên, các kho hàng, bãi bến, địa điểm tập kết hàng hóa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Xác định các mặt hàng trọng điểm là: hàng điện tử, điện lạnh, quần áo, giầy dép, thực phẩm, gia súc, gia cầm, các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, nguyên liệu thuốc lá (lá cây thuốc lá), pháo các loại, rượu, bia… Nhóm hành vi vi phạm cần chú trọng: kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, kinh doanh có điều kiện, an toàn thực phẩm…

Đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra

Bên cạnh đó, chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn trong công tác nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật đến các tổ chức, cá nhân hoạt dộng sản xuất, kinh doanh; vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên thị trường tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Cục QLTT tỉnh Quảng Bình triển khai hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, phòng chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã thực hiện tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh gắn trên xe ô tô tại các địa bàn, các địa điểm đông dân cư, các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.
Hàng nghìn sản phẩm không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường bị tiêu hủy tại TP.HCM

Hàng nghìn sản phẩm không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường bị tiêu hủy tại TP.HCM

Sáng ngày 09 tháng 12 năm 2024, tại Nhà máy của Công ty Cổ phần Môi Trường Việt Úc, khu vực Lô B4-B21, B5-B20, đường số 9, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành tiêu hủy một lượng lớn hàng hóa vi phạm. Đây là hoạt động điển hình trong công tác đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc và hàng kém chất lượng, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm sự ổn định của thị trường.
Kiểm tra đột xuất 02 tổ chức vi phạm trong hoạt động TMĐT tại TP. Đà Nẵng

Kiểm tra đột xuất 02 tổ chức vi phạm trong hoạt động TMĐT tại TP. Đà Nẵng

Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thị trường; phát hiện, kiểm tra, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử và lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Phát hiện 01 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện 01 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe khách do Lường Văn Chính (sinh năm 1993, trú tại thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên) điều khiển đang chở 08 thùng xốp dán băng keo màu vàng bên trong có chứa khoảng 0l tấn nội tạng động vật (chủ yếu là nội tạng trâu, bò).
Cục QLTT thành phố Đà Nẵng xử phạt gần 1,5 tỷ đồng vi phạm trong TMĐT

Cục QLTT thành phố Đà Nẵng xử phạt gần 1,5 tỷ đồng vi phạm trong TMĐT

Qua 02 năm thực hiện Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng đã xử phạt gần 1,5 tỷ đồng các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TMĐT.
Bắc Giang: Xử phạt một hộ kinh doanh 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế

Bắc Giang: Xử phạt một hộ kinh doanh 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh cơ sở dịch vụ thẩm mỹ JW tổng số tiền 148,05 triệu đồng về vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Kon Tum: Xử phạt hộ kinh doanh xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Kon Tum: Xử phạt hộ kinh doanh xe đạp điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhu cầu về xe đạp điện đối với người tiêu dùng vẫn là rất lớn, lợi dụng tình hình đó, các cơ sở kinh doanh thu mua các loại xe đạp điện trôi nổi trên thị trường, có khả năng gây nguy cơ mất an toàn, không đảm bảo khả năng vận hành sử dụng. Nắm bắt tình hình đó, ngày 04/12/2024, Đội Quản lý thị trường số 3 đã chủ trì, phối hợp với Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện một cơ sở trên địa bàn có hành vi vi phạm liên quan đến mặt hàng này.
Ngăn chặn gần một tấn sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm

Ngăn chặn gần một tấn sản phẩm động vật không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm

Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Hoà Bình đã tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra, xử lý, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền cho tổ chức, cá nhân không vận chuyển, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đối với sức khỏe khi sử dụng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận