Chặng đường 05 năm và những đổi thay mang tính lịch sử của lực lượng Quản lý thị trường

Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Việt Nam với chặng đường 66 năm hình thành và phát triển (03/7/1957 - 03/7/2023) đã từng bước khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng, sức ảnh hưởng đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động thương mại, dịch vụ nói riêng. Đặc biệt, kể từ ngày 12/10/2018 đến nay, Tổng cục QLTT đã cho thấy những thay đổi mang tính lịch sử của toàn lực lượng.
Chặng đường 05 năm và những đổi thay mang tính lịch sử của lực lượng Quản lý thị trường

Trước khi Tổng cục QLTT được thành lập trên cơ sở Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ, lực lượng Quản lý thị trường hoạt động phân tán trên phạm vi cả nước, ở Trung ương có “Cục QLTT” trực thuộc Bộ Công Thương, ở các tỉnh có “Chi cục QLTT” trực thuộc Sở Công Thương. Cơ cấu tổ chức này cũng đã mang lại nhiều kết quả nổi bật cho lực lượng so với những ngày đầu hình thành và phát triển, tuy nhiên theo thời gian, mô hình cũ đã dẫn đến nhiều tồn tại, hạn chế trong quá trình hoạt động, như:

Về tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy của các “Chi cục” là đơn vị cấp 2 của Sở Công Thương, hoạt động dưới sự chỉ đạo, điều hành của Sở Công Thương và UBND tỉnh. Với mô hình này tương đối cồng kềnh, nhiều tầng nấc, dưới 63 Chi cục là hệ thống 681 đội QLTT trực thuộc. Hoạt động phân tán, rời rạc, mỗi tỉnh độc lập khép kín, gần như không có sự phối hợp, thống nhất giữa Trung ương với địa phương, giữa các địa phương với nhau.

Về nguồn nhân lực:

Về số lượng: Các Chi cục đa phần có số lượng biên chế công chức, hợp đồng lao động 68 tương đối đông; bên cạnh biên chế được tuyển dụng qua thi tuyển hằng năm thì số lượng công chức chuyển từ các ngành khác sang cũng nhiều. Cả nước có trên 6.000 công chức, người lao động.

Về chất lượng: Mặc dù số lượng đông nhưng chất lượng nguồn lực không cao, ngoài một bộ phận nhỏ công chức trẻ được tuyển dụng những năm sau này thì đa phần công chức đã lớn tuổi, chưa qua đào tạo bài bản, chuyển từ các ngành khác sang, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ hạn chế. Hằng năm, đội ngũ này ít được đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá năng lực; có chăng thì cũng chỉ được một số Chi cục tự tổ chức. Do vậy trình độ không được nâng lên đáng kể, không đồng đều giữa các địa phương và ngay cả trong từng đơn vị thuộc địa phương đó; kỹ năng, phương pháp làm việc vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm dẫn đến hiệu quả không cao, có rất ít vụ việc điển hình được kiểm tra, xử lý; vi phạm trong hoạt động công vụ nhiều, công chức, người lao động vi phạm bị kỷ luật, bị đuổi việc, thậm chí bị xử lý hình sự...

Chặng đường 05 năm và những đổi thay mang tính lịch sử của lực lượng Quản lý thị trường
Ngày 11/8/2022, Đoàn kiểm tra giám sát của Tổng cục QLTT đã tiến hành khảo sát, nắm bắt tình hình giá cả thị trường tại tỉnh Hà Nam.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc:

Về trụ sở làm việc: Chi cục QLTT các tỉnh có trụ sở làm việc, tuy nhiên đa phần còn chật chội, xuống cấp, một số địa phương, đơn vị phải đi thuê trụ sở, không gian làm việc chật hẹp, không bố trí được các phòng làm việc riêng biệt, chưa có kho bảo quản, cất giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; một số chung khuôn viên với Sở Công Thương hoặc cơ quan khác.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Còn nhiều thiếu thốn, công chức chưa được trang bị các máy tính để làm việc, chủ yếu dùng chung của cơ quan, đơn vị; mỗi đội QLTT chỉ có từ 01 đến 02 máy tính, 01 máy in. Ngoài ra chưa được trang bị máy photo, máy in màu, máy scan… Các máy tính làm việc đa phần là những máy cũ, chạy chậm, thường xuyên bị lỗi nên hiệu quả làm việc không cao.

Về phương tiện: Chủ yếu đi làm việc bằng xe máy cá nhân, nhiều Chi cục không có xe ô tô hoặc nếu có thì số lượng ít, chủ yếu xe u oát, xe đa phần đã gần hết niên hạn sử dụng, tốn nhiên liệu, không đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

Về hoạt động công vụ: Chi cục QLTT các tỉnh hoạt động dựa trên sự chỉ đạo, điều hành của Sở Công Thương và UBND tỉnh. Do vậy các hoạt động công vụ giữa các Chi cục không có sự đồng bộ, thống nhất, không có sự liên kết, phối hợp; gần như không có các vụ việc kiểm tra, xử lý liên tỉnh; chủ yếu theo lối “mạnh ai nấy chạy”. Các chương trình, kế hoạch chủ yếu địa phương tự xây dựng, thực hiện nên hiệu quả không cao, không đồng đều. Các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công vụ chủ yếu tự trao đổi, tháo gỡ nội bộ hoặc thực hiện theo chỉ đạo của tỉnh. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính chưa có quy trình chuẩn, thống nhất trong cả nước; việc thiết lập hồ sơ bằng ấn chỉ giấy mất nhiều thời gian, tốn kém kinh phí, khó bảo quản. Các hoạt động như: Tiếp công dân, giải quyết đơn thư; phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh tra chuyên ngành; văn hóa công sở; xây dựng, thực hiện ISO; Quy tắc ứng xử; phòng chống tham nhũng; trách nhiệm người đứng đầu... chưa thực sự được quan tâm đúng mức; chủ yếu làm theo quy định bắt buộc, hình thức, chiếu lệ.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Tương đối hạn chế, các Chi cục đa phần chưa có website riêng để đăng bài, cập nhật thông tin; một số Chi cục có website nhưng ở hình thức tự phát, nội dung chưa phong phú, chưa được cập nhật thường xuyên. Gần như chưa sử dụng thêm phần mềm ứng dụng nào khác trong hoạt động công vụ ngoài các phần mềm có sẵn trên máy tính hoặc phần mềm kế toán. Các Chi cục chủ yếu sử dụng hệ thống office của tỉnh hoặc Sở Công Thương, chưa có mail công vụ riêng cho từng công chức, người lao động. Việc quản lý, theo dõi công chức, tang vật bằng giấy tờ, chưa có phần mềm riêng. Việc họp trực tuyến tương đối ít, chủ yếu nội bộ và sử dụng một số phần mềm mạng xã hội như FB, Zalo. Chưa có tạp chí, các kênh truyền thông chính thống nên hiệu quả hoạt động truyền thông không cao; khó khăn trong xử lý khủng hoảng truyền thông, phát ngôn.

Về hệ thống pháp luật, thể chế: Lực lượng QLTT hoạt động chủ yếu dựa trên Pháp lệnh QLTT (năm 2016), trước đó là Nghị định 10/CP và Nghị định 27/2008/NĐ-CP. Chưa có các văn bản quy định, hướng dẫn rõ ràng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quy trình, thẩm quyền của lực lượng, nhất là thẩm quyền tại các nghị định xử phạt có nhiều hạn chế.

Như vậy có thể thấy bức tranh của lực lượng QLTT 05 năm về trước là một bức tranh chưa thực sự đẹp, còn nhiều đường nét chưa được vẽ, một số đường nét chưa thực sự rõ ràng hoặc được vẽ còn hạn chế.

5 năm, kể từ khi Tổng cục QLTT hoạt động theo mô hình ngành dọc, thống nhất từ Trung ương đến địa phương đã thu được các kết quả đáng khích lệ. Điều này được thể hiện dưới các khía cạnh sau:

Thứ nhất, về góc độ tổ chức bộ máy: Đến nay, sau 05 năm thành lập Tổng cục QLTT, mô hình ngành dọc thống nhất từ Trung ương đến địa phương đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Ở Trung ương có Tổng cục QLTT, ở các địa phương là Cục QLTT. Tổ chức ngành dọc đảm bảo hoạt động thông suốt; có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị trong lực lượng; nhiều vụ việc kiểm tra, xử lý lớn trên cả nước có sự phối hợp giữa Tổng cục và các Cục địa phương (trước đây gần như chưa có điều này). Do vậy mô hình tổ chức được tối đa hóa, không còn rời rạc, cồng kềnh như trước đây, với 63 Chi cục nhưng chỉ còn 376 Đội QLTT (giảm 45%). Tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trong lực lượng QLTT đến nay tương đối hoàn chỉnh từ cấp Tổng cục đến cấp Đội. Thực tiễn 05 năm cho thấy, việc tinh giản bộ máy không làm yếu đi vai trò chủ công trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, trái lại, còn giúp lực lượng QLTT ngày càng chính quy, tinh nhuệ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Thứ hai, về nguồn nhân lực:

Về số lượng: Hiện nay, lực lượng QLTT cả nước có khoảng 6.000 công chức, người lao động (giảm từ 7- 10% so với trước). Điều này phù hợp với xu hướng chung và đảm bảo quy định về số lượng giữa công chức nghỉ hưu, nghỉ việc và công chức mới tuyển dụng.

Về chất lượng: Có thể khẳng định chắc chắn rằng, chất lượng công chức hiện nay tốt hơn so với trước. Hằng năm, bên cạnh lượng công chức mới được tuyển dụng chính quy, có trình độ chuyên môn tốt, được đào tạo bài bản thì lượng công chức cũ được tham gia nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh… Được kiểm tra, đánh giá năng lực theo từng cấp độ, từ lãnh đạo cấp phòng, đội đến các kiểm soát viên thị trường. Mặt khác, các cơ quan, đơn vị đã chủ động nâng cao chất lượng cho công chức bằng các cuộc tập huấn, tọa đàm nghiệp vụ; cử nhiều lượt công chức tham gia các lớp đào tạo. Tổng cục QLTT thường xuyên phối hợp với các hãng nước ngoài và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao năng lực chuyên môn đối với từng ngành hàng, mặt hàng cụ thể. Đặc biệt, để đào tạo chính quy lực lượng, Tổng cục kết hợp với Trường Đại học Kinh tế quốc dân đào tạo bậc đại học về QLTT từ năm 2021. “Đây là lần đầu tiên sau 66 năm thành lập mới có trường đào tạo chuyên ngành về công tác QLTT, hướng tới xây dựng lực lượng QLTT chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong tình hình mới”.

Thứ ba, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc:

Trụ sở làm việc: Đến nay cơ bản các Cục, Đội QLTT đều có trụ sở làm việc riêng; nhiều Cục, Đội QLTT được đầu tư xây mới rộng rãi, hiện đại; các trụ sở làm việc xuống cấp được quan tâm sửa chữa, xây mới, từ Trung ương đến địa phương ngày càng đáp ứng yêu cầu của hoạt động công vụ.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Đến nay, các cơ sở vật chất, trang thiết bị của lực lượng từ cấp Cục đến cấp Đội tương đối đầy đủ, đảm bảo, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; mỗi công chức đều được trang bị máy tính riêng; cơ quan, đơn vị có đầy đủ máy in, máy photo, scan, thiết bị văn phòng phẩm, camera giám sát kho hàng, hệ thống thiết bị phòng họp trực tuyến. Hằng năm, công chức được trang bị quần áo, giày tất, mũ cà vạt và các tư trang khác.

Phương tiện: Hằng năm, lực lượng QLTT cả nước được bổ sung, thay thế các xe ô tô cũ, không đảm bảo lưu hành bằng những xe ô tô mới hiện đại, đáp ứng yêu cầu hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đến nay, cơ bản các Cục, Đội QLTT đều có xe riêng để phục vụ hoạt động công vụ; một số địa bàn trọng điểm còn được trang bị thêm các phương tiện để thuận lợi hơn với địa hình của địa phương như: Ca nô, tàu, xuồng, xe bán tải, xe máy chuyên dụng…

Thứ tư, về hoạt động công vụ: Với mô hình ngành dọc trên cả nước đã góp phần giúp hoạt động công vụ được đảm bảo kịp thời, thông suốt. Sự chỉ đạo, điều hành tập trung của Tổng cục QLTT từ công tác tổ chức bộ máy, nguồn lực đến hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các hoạt động công vụ khác luôn tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao, thống nhất và mang lại hiệu quả rõ nét, không còn hiện tượng “mạnh ai nấy chạy” như trước đây. Các hoạt động công vụ đều được quan tâm chỉ đạo, có chương trình, kế hoạch, lộ trình thực hiện rõ ràng, xuyên suốt. Hoạt động kiểm tra, xử lý có quy trình thống nhất, được thực hiện hoàn toàn trên phần mềm INS (không còn dùng ấn chỉ giấy như trước đây). Nhiều vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đã được phát hiện từ chính sự chỉ đạo, vào cuộc của Tổng cục QLTT, sự phối hợp của các Cục QLTT, các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương; đã tiến công vào những "điểm nóng", đánh trúng vào những đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được tại 2 Trung tâm thương mại bán hàng giả tại Móng Cái, Quảng Ninh, hay như vụ việc kiểm tra, xử lý các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại Hà Nội và TP. HCM. Những vụ việc lớn này cho thấy lực lượng QLTT đã khắc phục được điểm yếu cốt tử trước đây, đó là “sự chia cắt theo địa bàn”. Tổ chức theo ngành dọc đã giúp chỉ đạo từ Tổng cục xuyên suốt, tạo thuận lợi cho các đơn vị, địa phương phối hợp hành động kịp thời.

Chặng đường 05 năm và những đổi thay mang tính lịch sử của lực lượng Quản lý thị trường
... và tại tỉnh Vĩnh Phúc

Trong vòng 05 năm, kể từ khi chuyển đổi mô hình sang ngành dọc, lực lượng QLTT trên cả nước đã thực hiện gần 520.000 cuộc kiểm tra, xử phạt hành chính trên 312.000 vụ, thu về cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Các vụ việc tiêu biểu như: Tại tỉnh Bắc Ninh, tạm giữ trên 04 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá gần 10 tỷ đồng; phối hợp cùng Công an kiểm tra 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ tại Hải Dương; vụ tạm giữ gần 90.000 đơn vị sản phẩm giả mạo nhãn hiệu, không nguồn gốc xuất xứ tại Hà Nội, trị giá lô hàng ước tính gần 2 tỷ đồng; xử lý tổng kho buôn lậu hơn 10.000m2 tại Lào Cai; vụ phối hợp bắt giữ, xử lý vận chuyển 36.000 viên hồng phiến và 04 kg ma túy tại Hà Tĩnh…

Các hoạt động công vụ khác như: Tiếp công dân, giải quyết đơn thư; phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh tra chuyên ngành; văn hóa công sở; xây dựng, thực hiện ISO; Quy tắc ứng xử; phòng chống tham nhũng; trách nhiệm người đứng đầu… hết sức được quan tâm; thực hiện thường xuyên, kịp thời gắn với nâng cao đạo đức công vụ. Lần đầu tiên sau 66 năm hình thành và phát triển, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong lực lượng QLTT đồng tâm thực hiện ký “cam kết trách nhiệm người đứng đầu”.

Thứ năm, về ứng dụng công nghệ thông tin: Đây có lẽ là nội dung thay đổi cơ bản, toàn diện nhất, rõ rệt nhất trong 05 năm, kể từ ngày thành lập Tổng cục QLTT. Từ chỗ trước đó chưa có các phần mềm để sử dụng trong hoạt động công vụ thì đến nay cơ bản các hoạt động công vụ đã được sử dụng trên hệ thống phần mềm như: Office, mail dms (mỗi cá nhân đều có một mail công vụ riêng), quản lý cán bộ công chức, quản lý giám sát kho hàng, phòng họp trực tuyến, kế toán, văn thư, chữ ký số, cổng thông tin điện tử riêng cho từng Cục QLTT để cập nhật thông tin, bài viết; đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng QLTT, hệ thống phần mềm xử phạt vi phạm hành chính được đưa vào vận hành, sử dụng một cách trơn tru, thống nhất, xóa bỏ hoàn toàn hệ thống ấn chỉ giấy, rút ngắn thời gian xử lý công việc, thuận lợi trong tra cứu, sử dụng hồ sơ điện tử, nâng cao kỹ năng sử dụng phần mềm cho công chức, tránh được sai sót, nhầm lẫn trong quy trình kiểm tra, xử lý. Hệ thống phòng họp trực tuyến được sử dụng thường xuyên, nhất là tại các kỳ giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, các cuộc họp đột xuất, nhất là trong những thời điểm phòng, chống dịch Covid-19 hết sức thuận tiện, tiết giảm chi phí họp hành trực tiếp. Trên cơ sở đó, hoạt động truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang tính đột phá, nhất là sau khi ra mắt Tạp chí QLTT, cơ quan ngôn luận của Tổng cục. Bên cạnh đó, Cổng thông tin điện tử, các trang nhóm FB, Zalo, TikTok, Bản tin 5 phút… thực sự là những kênh truyền thông hiệu quả, kịp thời, là kênh giám sát để QLTT tự hoàn thiện hơn; đường dây nóng của lực lượng QLTT, Lãnh đạo Tổng cục và Cục địa phương được công khai, công bố rộng rãi, giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao ý thức, cảnh báo, tố giác về những hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ và các gian lận thương mại. Lần đầu tiên công tác truyền thông, viết tin bài, quay phóng sự được quan tâm đặc biệt khi lực lượng QLTT các tỉnh được tập huấn kỹ năng viết tin, bài, quay video; nhiều Cục QLTT đã chủ động trang bị các máy camera cầm tay để ghi lại các hoạt động công vụ, cung cấp tư liệu viết tin bài, làm phóng sự. Trong công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, nhờ làm tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, lực lượng QLTT trở thành lá cờ đầu trong công cuộc “Chuyển đổi số” của ngành Công Thương.

Thứ sáu, về hệ thống pháp luật, thể chế: Với vai trò, vị thế quan trọng của lực lượng QLTT, Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật để hoàn thiện vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền sau ngày Pháp lệnh QLTT được ban hành. Những thành quả bước đầu sau ngày lực lượng được tổ chức thành ngành dọc, thống nhất, Chính phủ, Bộ Công Thương tin tưởng, giao phó chủ trì soạn thảo, trình ban hành nhiều Nghị định, Thông tư liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quy trình kiểm tra kiểm soát thị trường. Đơn cử như: Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí; Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30/9/2020 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng QLTT; Thông tư số 20/2021/TT-BCT ngày 10/12/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 27/2020/TT-BCT .v.v. Đây là những văn bản pháp luật rất quan trọng để tạo hành lang pháp lý giúp lực lượng QLTT triển khai công việc. Tính đến tháng 6/2023, Tổng cục đã tham mưu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành 05 Nghị định và 10 Thông tư về tổ chức, hoạt động của lực lượng QLTT.

Có thể nói, với 02 bức tranh được mô tả chân thực, sinh động, khá toàn diện trên các mặt của lực lượng QLTT trong chặng đường 05 năm, chúng ta thấy được những thay đổi mang tính lịch sử của lực lượng Quản lý thị trường để từng bước hướng đến chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. Những bước thay đổi, chuyển mình cơ bản ấy không chỉ giúp cho lực lượng ngày một lớn mạnh mà còn mở ra một vận hội mới với nhiều thời cơ thuận lợi. Lực lượng QLTT phải luôn tự nhìn nhận, đặt mình trong bối cảnh mới của thị trường, vừa phải đảm bảo ổn định vĩ mô, lành mạnh thị trường, bảo vệ doanh nghiệp chân chính, bảo vệ người tiêu dùng, vừa phải có hướng đi phù hợp với hội nhập quốc tế, hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới, gian lận xuất xứ, gian lận thương mại, thương mại điện tử toàn cầu…

Với 05 hướng đi trong kế hoạch 05 năm lần thứ nhất đã qua (Ổn định kiện toàn tổ chức; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; Xây dựng hoàn thiện hạ tầng pháp lý; Ứng dụng công nghệ thông tin; Thông tin truyền thông) giúp lực lượng QLTT gặt hái được nhiều thành công, trưởng thành, lớn mạnh. 05 hướng đi mới trong kế hoạch 05 năm lần thứ hai của Tổng cục QLTT sẽ tập trung vào các nội dung, gồm: Chủ động giám sát, phòng ngừa 24/7; Tấn công hàng giả trên môi trường mạng; Chuyển đổi số toàn diện; Cấp đội là hạt nhân; Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu) sẽ tiếp tục làm cho lực lượng QLTT ngày một hoàn thiện, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại để đồng hành cùng nền kinh tế, cùng hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân trong công cuộc bảo vệ quyền lợi, bảo vệ nền thương mại chân chính, văn minh.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung tìm kiếm người mất tích do chìm thuyền tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay lại bị hủy

Phiên đấu thầu vàng miếng sáng nay lại bị hủy

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay lại bị hủy do chỉ có một đơn vị duy nhất nộp phiếu dự thầu.
Triệt xóa đường dây đánh bạc với số tiền giao dịch lớn

Triệt xóa đường dây đánh bạc với số tiền giao dịch lớn

Ngày 24/4/2024, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an thành phố Vinh vừa triệt xóa thành công đường dây đánh bạc dưới hình thức đánh số lô, số đề sử dụng công nghệ cao (qua mạng Telegram), bắt giữ 25 đối tượng, thu giữ nhiều tang vật liên quan.
Bắt đối tượng mượn danh quyên góp tiền từ thiện để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Bắt đối tượng mượn danh quyên góp tiền từ thiện để chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng

Chiều 24/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Đà Nẵng tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Đình Hải (26 tuổi, trú phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tính toán cặn kẽ thời điểm điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu

Tính toán cặn kẽ thời điểm điều chỉnh giá một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét công tác quản lý, điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024.
Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4 Hà Nội

Sẽ tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng vào ngày 25/4 Hà Nội

Ngày 24/4, NHNN có thông báo tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng. Theo đó, tỷ lệ đặt cọc khi tham gia đấu thầu là 10%, khối lượng đấu thầu tối thiểu một thành viên được phép đặt thầu là 1.400 lượng, khối lượng tối đa là 2.000 lượng.
Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4-1/5

Áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4-1/5

Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4: Hướng đến chấm dứt bệnh sốt rét trên toàn cầu

Ngày Thế giới phòng chống sốt rét 25/4: Hướng đến chấm dứt bệnh sốt rét trên toàn cầu

Ngày 25/4 hằng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kỷ niệm Ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét nhằm nhấn mạnh cam kết của cộng đồng về bệnh sốt rét, cũng như sức mạnh toàn cầu trong việc đoàn kết vì mục tiêu chung hướng đến một thế giới không còn bệnh sốt rét. WHO đặt mục tiêu, giảm tỷ lệ mắc sốt rét ít nhất 90% vào năm 2030.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Tổng cục QLTT hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Phát hiện, khởi tố mới 40 đối tượng phạm tội mua, bán người trong Quý I/2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Cảnh báo nguy cơ tấn công mạng gây mất an toàn, an ninh thông tin

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Ngày Sách Việt Nam (21/4)

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Bắt giữ nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chống đột quỵ giả qui mô lớn

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Thời gian làm việc Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội dự kiến kéo dài 26 ngày

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Cẩn thận với các cuộc gọi từ các số lạ không có trong danh bạ

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Tập trung tháo gỡ vướng mắc đẩy nhanh tiến độ các dự án điện khí

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

Bắt chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

"Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba..."

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Có tới 3 ngày Valentine trong năm không phải ai cũng biết

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trình Chính phủ phương án nghỉ Lễ 30/4-1/5