Châu Âu vật lộn với “cơn nghiện” khí đốt Nga

Ngày 6/3 vừa qua, Nga ra thông báo đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp khí đốt sang hướng Tây. Động thái này sẽ khiến châu Âu, đặc biệt là Đức, gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng thay thế.
Châu Âu lên kịch bản dự phòng nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt Sản phẩm của Acecook Việt Nam tiếp tục bị cảnh báo ở châu Âu Lượng khí đốt dự trữ tại châu Âu giảm mạnh Châu Âu cần đa dạng hóa nguồn cung khí đốt

Nga đã xây dựng mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tự nhiên khắp châu Âu từ những năm 1960. Kể từ đó, Washington đã cảnh báo các đồng minh phương Tây rằng càng phụ thuộc vào nhiều khí đốt của Nga sẽ chỉ khiến người châu Âu dễ bị tổn thương hơn trước Moscow.

Mới đây nhất, hãng tin RT (Nga) thông báo: "Đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp gas sang hướng Tây, điều đó có nghĩa là dòng chảy từ Nga sang Đức đã bị đình chỉ vô thời hạn". Khi khí đốt Nga không còn, châu Âu đang đối mặt với tình cảnh người dân co ro trong giá lạnh và các nhà máy không thể hoạt động trong mùa đông tới.

Châu Âu vật lộn với “cơn nghiện” khí đốt Nga
Đường ống Yamal-Europe đã tạm dừng tất cả các nguồn cung cấp gas sang hướng Tây, điều đó có nghĩa là dòng chảy từ Nga sang Đức đã bị đình chỉ vô thời hạn

Thực tế, Nga đã kiếm được hàng trăm triệu đô la mỗi ngày từ xuất khẩu dầu và khí đốt của mình, làm suy yếu các biện pháp trừng phạt tài chính mà các cường quốc phương Tây đã áp dụng nhằm cắt giảm tài chính cho nỗ lực chiến tranh của Putin. Liên minh châu Âu, khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga, hiện đang vật lộn với thực tế rằng chi tiêu năng lượng của họ đã giúp trao quyền cho Putin thực hiện một cuộc chiến ở biên giới.

Theo các nhà nghiên cứu châu Âu, với giá cao kỷ lục, giá trị xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga sang Liên minh châu Âu đã tăng từ 220 triệu USD hồi tháng 2 lên khoảng 545 triệu USD/ngày. Trước cuộc tấn công, Nga cũng đang xuất khẩu dầu trị giá hàng trăm triệu USD mỗi ngày sang châu Âu.

"Với tư cách Liên minh châu Âu (EU), chúng ta đang mua rất nhiều khí đốt và dầu của Nga. Tổng thống Putin đang thu tiền của chúng ta, của người châu Âu", Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết tại Hội nghị Thượng đỉnh EU.

Riêng về khí đốt, 40% lượng khí đốt của 27 quốc gia đến từ Nga và tỷ lệ này dần tăng lên trong những năm gần đây. Đức là khách hàng khí đốt tự nhiên lớn nhất của Nga. Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Bruegel, hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên của Đức được nhập khẩu từ Nga.

Đổi lại, Nga cần tiền của châu Âu. Doanh thu từ dầu và khí đốt của Nga năm 2021 trị giá 9,1 nghìn tỷ rúp, vào tháng 1 năm nay đã quy đổi thành 119 tỷ USD, theo báo cáo của Reuters. Con số đó chiếm 36% ngân sách của đất nước.

Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây đang ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga, nhưng chúng vẫn chưa nhắm mục tiêu trực tiếp vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy chính phủ các nước phương Tây lo ngại về việc giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt. Cuối cùng, điều họ mong muốn là khí đốt của Nga, ít nhất vẫn tiếp tục chảy.

Dầu mỏ lại là một câu chuyện khác. Trong khi giá dầu thô Brent tăng vọt trong tuần qua, giao dịch ở mức khoảng 115 USD/thùng vào thứ Sáu (4/3), dầu thô Urals hàng đầu của Nga lại được chào bán với mức chiết khấu 18 USD/thùng nhưng chẳng ai dám mua dù giá đã giảm sâu. Châu Âu hoàn toàn có thể mua dầu từ nơi khác. Nhưng việc thay thế khí đốt tự nhiên của Nga khó hơn rất nhiều.

Châu Âu tiến tới loại bỏ khí đốt Nga

Những người ủng hộ vì khí hậu trong nhiều năm đã thúc đẩy kế hoạch loại bỏ khí đốt tự nhiên trên thế giới, một loại nhiên liệu hóa thạch có tác dụng làm hành tinh nóng lên nhanh chóng.

Kadri Simson, ủy viên năng lượng EU cho biết khối sẽ công bố kế hoạch vào tuần tới nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga và đẩy nhanh việc áp dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn. Bà nhận định: "Rõ ràng chúng ta không thể để cho bất kỳ quốc gia thứ ba nào gây bất ổn cho thị trường năng lượng hay tác động tới các lựa chọn năng lượng của mình".

Ban đầu, Đức có kế hoạch đạt được mục tiêu chuyển đổi 100% năng lượng tái tạo vào năm 2040, nhưng kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, Đức hy vọng hoàn thành mục tiêu này trước 5 năm.

Theo kế hoạch 10 điểm nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga, IEA nói rằng nếu tất cả các tòa nhà ở Liên minh châu Âu giảm nhiệt xuống chỉ 1 độ C, khối EU sẽ tiết kiệm được 10 tỷ mét khối khí đốt. Con số này gần bằng lượng khí đốt tự nhiên Thành phố New York tiêu thụ trong ba tháng, hoặc lượng khí đốt Hungary tiêu thụ trong hơn một năm.

Châu Âu vật lộn với “cơn nghiện” khí đốt Nga
Những người ủng hộ vì khí hậu trong nhiều năm đã thúc đẩy kế hoạch loại bỏ khí đốt tự nhiên trên thế giới

Ben McWilliams, một nhà phân tích khí hậu và năng lượng tại Viện Kinh tế Quốc tế Bruegel (Bỉ), tin rằng phương pháp giảm nhiệt độ sưởi ấm chỉ nên được sử dụng như một "phương án cuối cùng". Không những vậy, họ cần tìm các nhà cung cấp khí đốt khác, chẳng hạn như Mỹ, Azerbaijan và Qatar.

Trong kịch bản tệ hơn, giới phân tích cho rằng các nhà máy hóa chất, luyện kim và những cơ sở sử dụng nhiều khí đốt khác phải tạm thời đóng cửa. Điều này có thể đạt được nếu chính phủ trả tiền cho các công ty để hạn chế tiêu thụ khí đốt và điện ở một mức độ nào đó. Khí đốt và điện sẽ bị cắt luân phiên, khiến nhiều người dân châu Âu phải chịu cảnh mất điện hoặc bị ngắt hệ thống sưởi ấm trong mùa đông giá lạnh.

Tara Connolly, một nhà vận động của tổ chức phi chính phủ Global Witness, cho rằng châu Âu cần tung ra chương trình khẩn cấp để thoát khỏi phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.

"Rõ ràng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga đã giúp Moskva có nguồn lực để hành động ở Ukraine, đồng thời cản trở những phản ứng của châu lục", Connolly nói và nhận định, "Điều này cho thấy không chỉ nhiên liệu hóa thạch đang phá hủy khí hậu, chúng ta cũng đang góp phần tạo ra một thế giới nhiều biến động hơn".

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, tiến hành một số hoạt động song phương tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Lỗ hổng RCE trên Microsoft Sharepoint bị khai thác để xâm nhập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp

Gần đây, các chuyên gia bảo mật đã ghi nhận lỗ hổng RCE (thực thi mã từ xa) có mã CVE-2024-38094 bị khai thác trong thực tế nhằm đạt quyền truy cập tới hệ thống mạng doanh nghiệp.
Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Nhóm APT Evasive Panda sử dụng bộ công cụ CloudScout để đánh cắp cookie phiên đăng nhập từ các dịch vụ đám mây

Gần đây, các tổ chức chính phủ và tôn giáo tại Đài Loan đã trở thành mục tiêu của nhóm APT Evasive Panda có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong chiến dịch tấn công này, Evasive Panda sử dụng bộ công cụ hậu khai thác có tên CloudScout để xâm nhập và thu thập dữ liệu. Bộ công cụ này có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều dịch vụ đám mây khác nhau nhờ vào các cookie phiên web bị đánh cắp. Thông qua một plugin, CloudScout hoạt động đồng bộ với MgBot – bộ khung mã độc đặc trưng của nhóm Evasive Panda.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ gửi điện chúc mừng ông Donald Trump

Nhân dịp ông Donald Trump được bầu làm Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, hôm nay (7/11), Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.
Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Tiếp nối chuyến công tác tại Ả-rập Xê-út, tối ngày 30/10/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng đoàn đã đến Thủ đô Doha, bắt đầu chuyến thăm chính thức Qatar từ ngày 30 – 01/11/2024.
UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

UAE bắn 21 phát đại bác chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính

Sáng 28/10, theo giờ địa phương, tại Cung điện Hoàng gia ở Thủ đô Abu Dhabi, Phó Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mansour Bin Zayed Al Nahyan đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức UAE.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận