Chính phủ đề xuất cấm bán thuốc trên mạng xã hội

Chiều ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Trong đó, có nội dung đáng chú ý là đề xuất bỏ quy định phải có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước khi quảng cáo thuốc và cấm bán thuốc trên mạng xã hội.

Theo TTXVN, dự kiến luật bổ sung, sửa đổi sẽ sửa đổi 44/116 điều của Luật Dược hiện hành. Tại lần sửa đổi này, Chính phủ đề xuất nhiều chính sách mới như có quy định kinh doanh dược phẩm thông qua sàn thương mại điện tử, ứng dụng mua hàng trực tuyến; cấm kinh doanh trên mạng xã hội; quy định mới về chứng chỉ hành nghề dược và quản lý giá dược phẩm.

Các thành viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị nghiên cứu chế tài để xử lý các hình thức quảng cáo thuốc sai sự thật hoặc sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh.

Hiện tại, thông tin quảng cáo thuốc phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng được Bộ Y tế phê duyệt và theo tài liệu, hướng dẫn chuyên môn do bộ ban hành, công nhận. Về nội dung này, việc thanh tra, kiểm tra cũng chưa được triển khai thường xuyên do hạn chế về nhân lực ở cơ quan quản lý. Các đại biểu đề xuất bổ sung trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quảng cáo thuốc.

Trước đó một ngày, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Trong đó, có quy định là việc kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc trực tuyến phải thực hiện trên sàn giao dịch, ứng dụng thương mại điện tử hoặc website bán hàng. Người bán phải đăng tải thông tin thuốc phù hợp với quy định về quảng cáo thuốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của hồ sơ, tài liệu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.

Người kinh doanh thuốc trực tuyến cũng phải có trách nhiệm bảo mật thông tin người mua theo quy định về an ninh mạng; tổ chức tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc phải đúng quy định. Dự thảo nêu rõ “không được kinh doanh dược trên mạng xã hội và các hình thức kinh doanh điện tử khác” ngoài luật này.

Thẩm tra nội dung nêu trên, Ủy ban Xã hội cũng cho rằng, việc luật hóa quy định kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử là cần thiết. Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu thêm quy định để có công cụ kiểm soát, đảm bảo việc mua, bán thuốc theo phương thức thương mại điện tử an toàn cho người sử dụng.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác chiêu trò giả danh cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội

Cảnh giác chiêu trò giả danh cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội

Thời gian qua, nhiều người dân bị một số đối tượng lừa đảo, giả danh CSGT thông báo kết quả phạt nguội. Không nắm rõ quy trình xử lý của lực lượng chức năng, đã có người sập bẫy.
Cảnh báo lừa đảo đưa lao động thời vụ đi Hàn Quốc

Cảnh báo lừa đảo đưa lao động thời vụ đi Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát đi cảnh báo đến người lao động về tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo đưa lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc trái phép.
Cảnh báo: lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dùng TikTok

Cảnh báo: lừa đảo trực tuyến nhằm vào người dùng TikTok

Thời gian gần đây, ban quản trị ứng dụng Tik Tok đã đưa ra cảnh báo về một hình thức lừa đảo mới, dụ dỗ người dùng tải về phần mềm giả mạo có chứa mã độc. Với việc sở hữu lượng người truy cập vô cùng lớn, Tik Tok trở thành nền tảng thuận lợi để các đối tượng xấu thực hiện hành vi lừa đảo.
Cảnh báo giả mạo thương hiệu lớn để lừa đảo khuyến mãi

Cảnh báo giả mạo thương hiệu lớn để lừa đảo khuyến mãi

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đối tượng giả mạo sử dụng tên, hình ảnh của các doanh nghiệp nổi tiếng để lừa đảo thông qua quảng cáo khuyến mãi sản phẩm nhằm chiếm đoạt tài sản.
Bị lừa gần 500 triệu đồng khi tham gia bán hàng qua website giả mạo

Bị lừa gần 500 triệu đồng khi tham gia bán hàng qua website giả mạo

Ngày 17/9/2024, Công an phường Phương Mai, quận Đống Đa tiếp nhận tin báo của chị L (SN 1974; trú tại: Hai Bà Trưng, Hà Nội) về việc bị lừa khi tham gia bán hàng online.
Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Phát hiện hơn 125 nghìn website giả mạo cơ quan, sàn thương mại điện tử, thương hiệu lớn lừa đảo người dùng

Hàng loạt các website của cơ quan, tổ chức tài chính ngân hàng, các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp lớn, nhà mạng...bị đối tượng xấu giả mạo để lừa đảo. Trong số 55 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp, có đến gần một nửa thuộc lĩnh vực thương mại điện tử...
Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công của Trung Quốc đứng sau chiến dịch tấn công mạng nhằm vào các quốc gia Đông Nam Á

Ba nhóm tấn công có liên quan với Trung Quốc đã được ghi nhận thực hiện các chiến dịch tấn công nhằm vào nhiều tổ chức chính phủ tại Đông Nam Á trong một chiến dịch do nhà nước hậu thuẫn mang tên "Crimson Palace", cho thấy sự mở rộng phạm vi hoạt động gián điệp không gian mạng của Trung Quốc.
Cảnh báo: Làm nhiệm vụ xem phim online, người đàn ông bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng

Cảnh báo: Làm nhiệm vụ xem phim online, người đàn ông bị lừa mất hơn 1 tỷ đồng

Ngày 19/9/2024, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận đơn của ông C.X.H (trú tại phường Minh Thành, thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đến trình báo việc bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận