Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều.

Thời điểm cuối năm dương lịch, gần Tết Nguyên đán là dịp các cơ quan, đơn vị tổ chức tổng kết và liên hoan tất niên. Do số lượng người tham gia đông, lượng thực phẩm, đồ uống có cồn tiêu thụ nhiều, khâu chuẩn bị những cuộc liên hoan như vậy phải mất nhiều thời gian và nhân lực.

Vì vậy, công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm cần được tăng cường, tránh để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong thời gian qua đã xảy ra một số vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong, nguyên nhân có thể là do sử dụng phải rượu không có nguồn gốc, do một số cơ sở mua cồn công nghiệp pha chế thành rượu. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng độc tố Methanol trong các mẫu rượu này.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm
Ảnh minh họa

Theo Cục An toàn thực phẩm, rượu có thành phần chính là ethanol, với công thức hóa học C2H5OH, trong khi rượu methanol có công thức hóa học CH3OH. Hai loại rượu này đều được lên men và chưng cất. Tuy nhiên, nếu như rượu ethanol lên men từ tinh bột hoặc đường thì rượu methanol lại lên men từ nguyên liệu có chứa cellulose (gỗ). Methanol có trong rượu là một chất cực độc. Methanol thường được sử dụng trong đời sống để làm dung môi trong chất tẩy rửa sơn, nước rửa kính, mực in máy photo.

Ngộ độc rượu xảy ra khi uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn hoặc do uống quá nhiều rượu có độc chất methanol dẫn đến lượng cồn trong máu quá nhiều. Lúc này gan không kịp đào thải ra ngoài sẽ tổn thương tế bào gan, các bộ phận ở não ngừng hoạt động, kèm các biến chứng nguy hiểm như: Nghẹt thở, động kinh, hạ thân nhiệt, nhịp tim không đều, thậm chí tử vong.

Rượu chứa methanol dễ gây ngộ độc hơn vì sản phẩm chuyển hóa của methanol là acid formic rất độc. Đây cũng là tác nhân lớn làm ngộ độc rượu gây tổn thương đến các tế bào ở mắt và não.

Người bị ngộ độc rượu sẽ có các triệu chứng, như: Da hơi xanh, hoặc tím đặc biệt vùng xung quanh môi và móng tay; lú lẫn, phản ứng chậm, không thể đi lại; khó khăn trong việc duy trì ý thức; nói không rõ, nói ngọng; nôn mửa; thở chậm, thở không đều. Trong tình trạng nghiêm trọng người bệnh có thể co giật, hôn mê, nghẹt thở, tổn thương não và tử vong.

Khi phát hiện người có các triệu chứng như trên, cần đưa người bị ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh các biến chứng nặng xảy ra.

Để hạn chế tình trạng ngộ độc rượu, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tuyệt đối không sản xuất kinh doanh loại rượu pha chế từ nguyên liệu, cồn không bảo đảm chất lượng, không nhãn mác, chưa công bố tiêu chuẩn; người tiêu dùng tuyệt đối không mua và sử dụng rượu trôi nổi, không nhãn mác chưa công bố tiêu chuẩn;

Các cơ quan chức năng, đặc biệt tuyến xã, phường tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm.

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với chiêu trò giả danh nhân viên giao hàng chiếm đoạt tài sản

Cảnh giác với chiêu trò giả danh nhân viên giao hàng chiếm đoạt tài sản

Người dân cần hết sức cảnh giác khi nhận số điện thoại lạ, không chuyển khoản khi chưa thấy món hàng đã đặt; xác minh thật kỹ các thông tin trước khi chuyển khoản.
Cảnh giác trước các thông tin sai lệch về việc thu thuế thương mại điện tử

Cảnh giác trước các thông tin sai lệch về việc thu thuế thương mại điện tử

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt các thông tin sai sự thật về việc "thu thuế thương mại điện tử" gây hoang mang cho người dân.
Cụ bà bị lừa hơn 2 tỷ đồng khi nghe điện thoại giả danh Cảnh sát hình sự

Cụ bà bị lừa hơn 2 tỷ đồng khi nghe điện thoại giả danh Cảnh sát hình sự

Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân cần cảnh giác, tuyên truyền đến người thân, bạn bè về thủ đoạn trên, tránh mắc bẫy của đối tượng xấu nhất là người lớn tuổi.
Người phụ nữ ở Hà Nội bị mất 1,5 tỷ đồng khi làm cộng tác online

Người phụ nữ ở Hà Nội bị mất 1,5 tỷ đồng khi làm cộng tác online

Thời gian giáp Tết Nguyên đán, nhiều người có nhu cầu tìm việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Nắm bắt được tâm lý này của nhiều người, các đối tượng đã giăng bẫy “việc nhẹ, lương cao” lừa đảo, tuyển dụng lao động online, làm việc tại nhà để thao túng tâm lý nhiều người khiến họ sập bẫy.
Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU (GPSR)

Quy định chung về an toàn sản phẩm của EU (GPSR)

Quy định (EU) 2023/988 của Nghị viện Châu Âu và Hội đồng ngày 10 tháng 5 năm 2023 về an toàn sản phẩm nói chung, còn được gọi là Quy định chung về an toàn sản phẩm (GPSR), thay thế Chỉ thị chung về an toàn sản phẩm và mở ra trong kỷ nguyên mới bảo vệ người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 13 tháng 12 năm 2024.
Siết chặt quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyễn đán

Siết chặt quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyễn đán

Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà vừa ký Công văn số 116/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Lễ hội Xuân năm 2025.
Lừa đảo khuyến mãi, mua vé rẻ dịp Tết

Lừa đảo khuyến mãi, mua vé rẻ dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, nhu cầu mua sắm, đặt vé máy bay và vé xe của người dân trên cả nước tăng cao. Đây cũng là thời điểm đối tượng lừa đảo lợi dụng để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nỗi lo thực phẩm bẩn dịp tết Nguyên đán

Nỗi lo thực phẩm bẩn dịp tết Nguyên đán

Dịp tết Nguyên Đán, nhiều thực phẩm bẩn không rõ nguồn gốc bán tràn lan ngoài thị trường. Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều / Mới nhận